8/11/2013

Sài Gòn 300 năm phát triển

SÀI GÒN 300 NĂM PHÁT TRIỂN

NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, thấy nơi đây đã có “dân dư tứ vạn hộ” và ruộng đất đã khai mở cả nghìn dặm. Hữu Cảnh bèn lập phủ Gia Định để coi hai huyện; huyện Phước Long trên đất Đồng Nai và huyện Tân Bình trên đất Sài Gòn. Lại đặt dinh Trấn Biên ở Phước Long và dinh Phiên Trấn ở Tân Bình.


Đúng thế, biên niên sử cũvà một số hồi ký của giáo sĩ phương Tây đều ghi chép là lưu dân Việt Nam đã tới làm ăn sinh sống rải rác trong đồng bằng sông Mê Công và đồng bằng sông Mê Nam hàng  thế kỷ trước. Con đường giao thương ban đầu của họ là các sông Đồng Nai, Cửu Long và Mê Nam, nhưng sau họ tới “khẩn hoang lập ấp” tập trung tại Nam Bộ, đặc biệt tại miền đông, tức đồng bằng sông Đồng Nai, nơi đã có các dân tộc thiểu số Mạ, Cơ Ho, Xương tinh (Xtiêng)... sinh sống heo hút trên các gò nống và tự trị. Cùng với lưu dân Việt Nam “hơn bốn vạn hộ” tại miền biên viễn này, lúc ấy (1698) đúng vào thời điểm phải lập phủ Gia Định để việc bình trị cho có giềng mối và theo chung một hệ thống quốc gia. Có thể nói tình hình đặc biệt đây là “dân làng đi trước nhàớc đến sau”. Do đó, các dân tộc đều nhớ ơn và lập đền thờ ông Nguyễn Hữu Cảnh…
Năm 1757 Nguyn Cư Trinh hoàn tất công cuộc đặt nền hành chánh miền Tây nam bộ. Như vậy phủ Gia Định bao gồm toàn thẻ lãnh thổ bao la phía nam tổ quốc. Gia Định chỉ là một trong khoảng 60 phủ của cảớc (riêng Quảng Nam có 5 phủ). 300 năm qua Gia Định lớn lên như thổi trong cơ cấu hành chính quốc gia. Chẵng bao lâu nhiều phố chợ mọc lên, sầm uất hơn cả là hai phố thị Bến Nghé gần hải cảng (quận 1) và phố thị Sài Gòn (quận 5). Nhờ vậy Sài Gòn Bến Nghé trở thành một trung tâm ban đầu mang tính cách “kẻ chợ” hay đô thị, gồm đủ sĩ, nông, công, thương binh, mà nông dân là số ít.
Lý do làm chuyển biến diện mạo Sài Gòn - Bến Nghé có ý nghĩa quan trọng hơn cả là vì Nam Bộ đã sản xuất hàng hóa lúa gạo dôi thừa. Như chúng ta biết, từ năm 1757, toàn thể ruộng đất Nam Bộ hết sức rộng lớn, đã được chính quyền Gia Định bảo đảm an ninh cho nời dân cũ - mới từ Đàng Ngoài, Đàng Trong ra sức cấy cày gặt hái. Đến năm 1767, sốợng gạo hàng hóa đem bán ra ngoài đã khá lớn. Năm 1778, Lê Quý Đôn viết: “Ngày trước, tên Trùm Châm người thôn Chính Hòa thuộc Nam Bố Chánh” đi buôn ở phủ Gia Định hơn mười chuyến (tức đã hơn 10 năm). Nếu gặp gió thuận thì thuyền đi không quáời ngày đêm có thể đến Gia Định được. Người ta sẽ vào cửa Cần Giờ... Đến đây, người ta đã trông thấy buồm thuyền mành đậu xúm xít kề bên nhau, tấp nập tại bến (Bến Nghé). Hai bên thương lượng giá cả xong rồi, bấy giờ người bán sai các trẻ nhỏ hay đầy tớ gánh thóc xuống thuyền người mua. Một quan tiền đong được 300 bát. “Giá rẻ như vậy, chưa từng thấy ở đâu”. Ở một đoạn khác, ông viết: “Tại phủ Gia Định, thóc không biết bao nhiêu mà kể, các khách buôn người Tàu thường tới nơi ấy mua bán đã quen thuộc, ai ai cũng tấm tắc khen ngợi”. Nhờ cung cách cai trị nào mà Gia Đnh tăng lúa go nhanh như thế, Lê Quý Đôn giải thích: “Đt Đồng Nai thuộc phủ Gia Định, từ các cửa biển lớn và nhỏ như Cần Giờ, Soài Rạp, toàn là rừng rậm hoang vu rộng hơn ngàn dặm. Đặt phủ huyện rồi, nhà Nguyễn mới cho chiêu mộ những người dân có vật lực từ các xứ Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quy Nhơn thiên cư vào ở đất Đồng Nai thuộc phủ Gia Định. Những người này chặt phát cây cối, mở mang đất đai thành những vùng bằng phẳng, thổ địa phì nhiêu. Cho dân được tự tiện chiếm đất mởờn trồng cây và xây dựng nhà cửa. Nhờ vậy mà miền Gia Định có rất nhiều thóc. Những người giàu các địa phương, nơi thì có bốn năm mươi nhà, nơi thì có hai ba mươi nhà, mỗi nhà có người làm ruộng hoặc đến năm sáuời người. Mỗi gia đình có thể nuôi hơn ba bốn trăm con trâu bò, cày bừa, trồng trọt, gặt hái bận rộn suốt ngày. Cuối năm, tháng một tháng chạp, người ta xay lúa giã gạo đem bán lấy tiền tiêu tết. Lúc bình thường, người ta chuyên chở gạo thóc ra bán tại thành Phú Xuân đđổi chác hay mua sắm những hàng vóc nhiễu trừu đoạn của người Tàu đem về may mặc”.
Vậy là lúa gạo hàng hóa tăng lên gấp bội từ năm 1757 đến 1767, chỉ trong vòngời năm; thị tờng lúa gạo rất tập nập, đem ra Phú Xuân bán, nhà buôn Bố Chánh đến mua đem về bán cả ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, các nhà buôn người Tàu mua về bán tại Nam Hoa và trong vùng Đông Nam Á. Qua thị trường Sài Gòn - Bến Nghé, lúa gạo Nam Bộ bắt đầu làm chuyển đi phương thức sản xuất ởớc ta.
Người có công nhất trong giai đoạn  “kinh bang tế thế” đó là Nguyễn Cư Trinh, tác giả thơ nôm Sãi Vãi, giữ chức Tham mưu điều khiển dinh Ngũ quân, vào Gia Định lo mọi việc quân dân từ năm 1753 đến 1765, “là người học rộng thơ hay”. “Lúc ở dinh Gia Định, thường cùng với Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên dùng văn chương từ hàn tặng nhau và đối đáp xướng họa”.


1 nhận xét:

  1. Trích:· ...Đăng Đệ (1669 - 1727) ® Đăng Nhựt - Đăng Sồ - Đăng Cẩn (Đạo) - Đăng Cường - Đăng Thọ - Đăng Đường - Đăng Nghị (Cư Trinh) (1716 - 1767) - Đăng Lợi (1718 - ?) ...
    Chào Bác, tôi ở Biên Hòa (Trấn Biên xưa) hiện đang tìm hiểu về Ngài Cẩn Thận Hầu Nguyễn Đăng Cẩn, nguyên Cai Bạ Ký Lục Sự của dinh Trấn Biên, chết trong trận loạn đảng (Lái buôn Phúc Kiến Lý Văn Quang) Tết năm 1747. Bác có thể cho biết thêm tư liệu về Ngài, và lăng mộ hiện ở đâu? xin trân trọng cảm ơn! nếu có thể xin liên lạc qua hòm thư email : lengocquoc.hungle@gmail.com
    số phone: 0903906953.
    xin cảm ơn- Lê Ngọc Quốc, Biên Hòa Đồng Nai.

    Trả lờiXóa