Vinh danh


Phần I
Hậu duệ Họ Trịnh đóng góp cho Chúa
(Thời nhà Lê, nhà Mạc, Vua Lê - Chúa Trịnh)

Trịnh Cam (1500 - 1550): Thuỷ Tổ khảo Tiền Lê Binh Bộ Thượng Thư kiêm chuyển vận sứ. Chí Cần Vương nghĩa khí “phò Lê diệt Mạc” vào xứ Thuận Hoá chiêu tập những người trung nghĩa giúp vua Lê khôi phục lại ngôi báu thụy Trung Hiến.
Trịnh Quýt hiệu Du Nghệ: Làm Giáo thọ đời tiền Lê, gặp lúc họ Mạc cướp ngôi, hai anh em bỏ quan chạy vào Thuận Hoá, mưu đồ khôi phục Thụy Minh Đạt.
Trịnh Vĩnh Phu (1525 - 1585): Thụy Minh Doãn, trúng cử làm Hiệu sanh phủ Triệu Phong. Giữ nề nếp nhà, theo dõi nghiên bút, nối nghiệp ông cha, giao kết với các hào kiệt ở Ô Châu để chờ cơ hội phục thù. Đức hạnh và văn học làm cho sĩ phủ đương thời phải tôn trọng.
Trịnh Bậc: Đạo hiệu Huyền Minh, coi về việc quân lính
Trịnh Sương (1555 - 1610) tự Phi Chiêu, hiệu Trình Thoại làm Quan Cai tổng.
Trịnh Bạt Tuy (1570 - ?): Quan coi lính
Trịnh Bạt Dĩnh (1580 - 1640): Tập thừa ấm quan viên tử
Trịnh Đình (1600 - 1660): Tự Phỉ Lâm hiệu Mậu Lương, người có mưu dõng, làm quan đến chức Tướng Thần.



Phần II
Hậu duệ Họ Nguyễn Đăng (1705) đóng góp cho
Chúa Nguyễn - Vua Nguyễn

- Nguyễn Đăng Trị (1653 - 1712) tự Đại Chánh, hiệu Thuận Đức. Thi đậu Cống Sĩ làm quan trải 3 đời Chúa. Làm Chánh Dinh Văn Chức Viện kiêm Giám Trạng. Thụy Trung Cần tặng Đắc Tấn Triều Nghị Đại Phu.
- Nguyễn Đăng Đệ (1669 - 1727): Huý Viễn, Tiểu Tự Bang, hiệu Hoà Đức.
Đăng Đệ cháu 7 đời của Trịnh Cam, là người ôn nhã, trung chính văn học sâu rộng. Năm Đăng Đệ còn nhỏ có thầy tướng trông thấy bảo rằng: “Khiếu mắt có tàng thần là quý cách đấy!”.
Năm Ất Hợi (1695) thi đậu Tú Tài làm Huấn đạo phủ Triệu Phong.
Năm Tân Tỵ (1701) thi đậu Hương tiến làm Tri huyện Minh Linh.
Năm Giáp Thân (1705) làm Tri huyện Hương Trà
Năm Mậu Tý (1709) thăng Viện Văn Chức
Năm Kỷ Sửu (1710) Làm Chánh Dinh Ký Lục Quảng Nam
Năm Ất Mùi (1715) thăng chức Chánh Doanh Đô Tri
Năm Đinh Dậu (1717) làm Ký Lục Khâm Sai Quảng Nam
Tiếng tăm lừng lẫy được dân chúng tín phục, Chúa viết câu đối ban cho:
“Lập luật pháp, bớt hình phạt lại thấy triều ta có Cấp Ảm
Làm cho dân không kiện cáo mới biết nước ta có Hoài Nam”.
Năm Giáp Thìn (1724) thăng Chính Dinh Ký Lục tham dự việc chính trị trong nước.
Năm Bính Ngọ (1726) làm Tuần Vũ Quảng Nam thanh tra các tỉnh miền Nam.
Năm Đinh Mùi (1727) ốm nghỉ hưu
Đăng Đệ làm quan trường được hơn 30 năm.
Mất giờ Dần tháng 11 năm Đinh Mùi. Thọ 59 tuổi
Thụy Cương Nghị được tăng phong Đặc Tấn Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Đăng Đệ, có 2 vợ sinh được 15 trai và 10 gái.
Trong đó: Con trai thứ 3 Đăng Đạo làm Khâm Sai Cai Bộ Ký Lục
Con trai thứ 5 Đăng Thọ làm Tri Huyện Quảng Điền
Con trai thứ 7 Đăng Nghị (Nguyễn Cư Trinh) giữ chức Lại Bộ Thượng Thư KHAI QUỐC CÔNG THẦN.
- Nguyễn Đăng Đường (1748 - ?) tự Đại Bửu. Người ôn hậu, học giỏi có tiếng, đương thời sĩ phu kính nể.
- Nguyễn Đăng Hán (1750 - ?) tự Quí. Đậu Hương Tiến.
- Nguyễn Đăng Thịnh (1694 - 1755)
Tự Chuyết Trai hiệu Hương Danh.
Sinh giờ Sửu ngày 24/4/Giáp Tuất (1694)
Mất giờ Thìn ngày 5/6/Ất Hợi (1755)
Năm Đinh Hợi (1707): 16 tuổi đậu Nhiêu học
Năm Quý Tỵ (1713): 20 tuổi Bổ Lễ Sinh
Năm Tân Sửu (1721): 28 tuổi đậu Cống Sĩ làm Tri huyện Hương Trà
Năm Ất Tỵ (1725): 32 tuổi Thị Giảng Thái Tử
Năm Mậu Thân (1728) 35 tuổi Đốc Trưng huyện Minh Linh
Năm Canh Tuất (1730): 37 tuổi thăng Đô Tri
Năm Tân Hợi (1731): 38 tuổi Ký Lục Quảng Nam
Năm Quí Sửu (1733): 40 tuổi Khâm sai duyệt Phủ Thăng Hoa
Năm Ất Mão (1735): 42 tuổi Thăng Nha Ký
Năm Quí Hợi (1743): 49 tuổi Khâm Sai duyệt trường Dân Kênh
Năm Giáp Tý (1744): 50 tuổi giữ chức Thượng Thư Lễ Bộ kiêm Lại Bộ
“Điển chương pháp độ đều do Đăng Thịnh kiến lập rõ ràng, còn từ lệnh thì ra tay từ Cư Trinh”.
Hưởng Thọ 62 tuổi tặng chức Táng Trị Công Thần Đặc Tấn trụ quốc kim tử Vinh lộc Đại phu Chính trị Thượng khanh tham nghị. Thụy Cần thận.
Có 3 tập thơ truyền lại cho đời:
Chuyết trai văn tập
Chuyết trai vịnh sử tập
Hiệu tần thi tập
Có 2 vợ sinh hạ được 10 trai và 14 gái.
Trong đó có 4 trai đậu Cử nhân đó là: Đăng Huy, Đăng Giám, Đăng Vinh, Đăng Hạc.
- Nguyễn Đăng Tấn (1701 - 1747) tự Minh Khiêm huý Thái hiệu Mẫn Huệ.
Lúc nhỏ nhà nghèo mà siêng học, giỏi nghề thơ phú, học rộng có tiếng. Thi Tiến sĩ không đậu, quan trường mến tài tâu lên Vua, triều đình tiến vào Văn chức viện kiêm Thị giảng. Mùa Xuân năm Kỷ Mùi thăng Tuần Vũ Phú Yên, có tiếng chính trị giỏi. Năm Tân Dậu về Viện Hàn Lâm ứng chế thi văn Vua rất hài lòng. Mùa thu năm Bính Thìn (1736) làm Ký Lục Quảng Nam rồi đi khâm sai tuần sát các châu, huyện Hải Lăng, Võ Xương và Bố Chánh. Lúc đó công việc nhiều mà giải quyết trôi chảy ai cũng phục tài nhanh chóng. Vua gọi vào cung hỏi tình hình dân gian, tấu đối rõ ràng. Mất giờ Hợi ngày 28 tháng 9, thọ 47 tuổi. Tặng chức Tá Lý công thần, Đặc tấn kim lộc Đại phu Chính trị thượng khanh. Thụy Văn Trung.
Có trước tác 2 tập thi sử:
Minh Khiêm thi tập
Minh Khiêm sử tập
Có một vợ sinh hạ 8 trai và 9 gái. Trong đó có 4 con đậu Hương Tiến (cử nhân): Đăng Khuôn, Đăng Khương, Đăng Lượng, Đăng Suất.
- Nguyễn Đăng Cẩn (1704 - 1747) tự Bá Nghiễm, tiểu tự Thốc, huý Đăng Đạo. Sinh giờ Tỵ ngày 30 tháng 2 năm Quí Mùi. Khi 10 tuổi tập ẩm thọ văn chức Viện. Mùa thu năm Đinh Tỵ (1737) khỉ phục Viện Hàn Lâm, rồi thăng chức Khâm sai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) làm việc Cai Bộ ký lục. Mùa hạ năm Đinh Mão (1747) đánh dẹp đảng Lý Văn Quang mà bỏ mạng khi 45 tuổi. Mất rồi rất linh hiển. Tặng Đặc Tấn vinh lộc Đại phu Đại lý Tự khanh. Thụy Trung Nghị.
Có 2 vợ và sinh được 3 con:
Đăng Nẩm: Tri phủ Phú yên
Đăng Thông: Khâm sai thống binh Chưởng Cơ
- Nguyễn Đăng Thọ (1706 - ?) huý Đăng Sùng tự Trọng Phủ hiệu Khiêm Đức. Sinh giờ Thìn ngày 26/4 năm Bính Tuất (1706) làm Huấn Đạo Quảng Điền rồi Tri Huyện. Mất ngày 6/6 con là Nguyễn Đăng Giao huý Đoạn làm Câu Kê ở Gia Đinh.
- Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767) huý Đăng Nghi, tự Đạm Am, hiệu Hạo Nhiên, đường quan hiệu Nghi Biểu.
Sinh giờ Dần ngày 12 tháng 1 năm Bính Thân (1716). Lúc nhỏ là người đỉnh ngộ, ngay thẳng, khí tiết, có tài kinh tế, học rộng,  hay chữ, cũng nổi tiếng như anh là ông Chuyết Trai. Làm quan đi khắp nơi vẫn giữ thanh bạch, lập được nhiều công. Triều đình trọng nể.
Năm Quí Sửu (1733) 18 tuổi thi đậu lãnh chức Huấn Đạo.
Mùa Thu năm Canh Thân (1740) thi đậu Cống Sỹ lãnh tri phủ Triệu Phong.
Mùa Đông năm Ất Sửu (1745) thăng Văn Chức Viện
Mùa Xuân năm Canh Ngọ (1750) Khâm Sai Tuần Vũ Quảng Ngãi dẹp yên loạn Đá Vách.
Mùa Xuân năm Nhâm Thân (1752) về triều nghị sự.
Mùa Xuân năm Quý Dậu (1753) lãnh Bố Chánh (Tỉnh Quảng Bình)
Mùa Đông đi khâm sai tham mưu điều khiển tướng sĩ 5 dinh: Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn (Gia Định) và Định Viễn (Định Tường). Đi kinh lý biên vụ bắt tội nhân hơn 30.000 người và thâu đất được ngàn dặm. Ở biên thuỳ hơn 11 năm, tiếng tăm lừng lẫy. Năm Ất Dậu (1765) được triệu về thăng Lại Bộ kiêm việc Tào Vận, thương nghị việc nước, khi lập Triều Trương Phúc Loan cũng phải khiếp sợ.
Mất giờ Tý ngày 27 tháng 5 năm Đinh Hợi (1767) thọ 52 tuổi tặng Tá lý công thần đặc tấn trụ quốc Kim Tử Vinh Lộc Đại phu Chính trị Thượng khanh tham nghị. Thụy Văn Định.
Ở miếu Hội đồng các tỉnh: Gia Đình và Định Tường đều có thờ Ngài rất linh ứng sắc phong làm chức Trung Đẳng Thần.
Năm Mậu Tuất (1838) Minh Mạng thứ 20 vua Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế truy lục công lớn của Ngài được gia tặng Khai Quốc Công Thần Vinh Lộc Đại Phu hiệp biện Đại Học Sĩ lãnh lại Bộ Thương thư tấn phong Tân Minh Hầu.Thụy Văn Khác thờ ở Thái Miếu (Đại Nội Huế).
Nguyễn Cư Trinh có tài thao lược, giỏi quyết đoán và là người đề ra nhiều chính sách sáng suốt và có hiệu quả trị an dân chúng mở cõi nơi biên cương... Bao giờ cũng chủ trương “tâm công” bất đắc dĩ mới dùng đến vũ khí. Thực hiện kế sách “tằm ăn lá dâu” trong việc mở mang đất đai Nam Bộ cho chúng ta hưởng ngày nay.
Năm 1757 Nguyễn Cư Trinh hoàn tất công cuộc đặt nền tăng hành chính miền Tây Nam Bộ.
Vậy là lúa gạo hàng hoá tăng lên gấp bội từ 1757 đến 1767. Qua thị trường Sài Gòn - Bến Nghé lúa gạo Nam Bộ bắt đầu làm chuyển đổi phương thức sản xuất ở nước ta. Người có công nhất trong giai đoạn “kính bang tế thế” đó là Nguyễn Cư Trinh.
Nguyễn Cư Trinh với các tác phẩm để lại:
- Đạm Am thi tập
- Hạo Nhiên Đường Văn Tập
- 10 bài hoạ Hà Tiên thập vịnh cánh
- Quảng Ngãi thập nhị cảnh.
- Truyện Sãi Vãi
Nguyễn Cư Trinh có 3 vợ sinh hạ được 9 trai, 6 gái:
Trong đó:
Nguyễn Cư Tu đậu Cử nhân làm Cai Đội
Nguyễn Cư Tiếu bổ Hàn Lâm Viện rồi Khâm sai thống binh
Nguyễn Cư Tuấn bổ Hàn Lâm Viện trưởng rồi Cai Bộ dinh Quảng Trị.
- Nguyễn Đăng Xuân (1747 - 1843) Sinh ngày 9 tháng 9 năm Đinh Mão làm thư ký huyện, mất ngày 27 tháng 8 năm Quí Mão, thọ 97 tuổi.
- Nguyễn Đăng Cao (1764 - 1831) tiểu tự Ngọ, hiệu Tá Tài. Sinh năm Giáp Thân. Người có trí tuệ giỏi biện luận. Làm quan Chánh Dinh lịnh sử Ty Câu Kê, làm việc Bộ Lễ.
Mất giờ Dậu ngày mồng 6 tháng 2 năm Tân Mão. Thọ 68 tuổi, Thụy Cương Mẫn. Hàng năm Chạp nhánh Nham Biều vào ngày 6/2 Âm lịch.
Một vợ sinh được 8 trai, 3 gái , trong đó:
Đăng Qụy làm Tri huyện
Đăng Bàng làm Tri huyện, Khâm sai cai đội
Đăng Vạn Khâm sai cai đội
Đăng Phong Dực Vận Công Thần.
- Nguyễn Đăng Soạn (1784 - ?) Tự Đăng Vân, hiệu Kính Lễ, sinh giờ Dậu ngày 18 tháng 3 năm Giáp Thân. Làm quan tham tri coi việc binh. Tuổi già từ quan về dạy học, mất ngày 14 tháng 3.
- Nguyễn Đăng Huy: hiệu Kiểm Hiệu. Đậu Hương Tiến, được bổ Hàn Lâm Viện. Thụy Doãn đạt.
- Nguyễn Đăng Giám (1722 - ?) hiệu Chân Lý. Đậu Hương Tiến
Làm cai bộ Dinh Trấn Biên. Tặng Đặc tấn Ngân thanh Quang Lộc Đại phu Từ Trị Thiếu Khanh. Thụy ôn Hậu
- Nguyễn Đăng Thực : Tự Biểu Chi. Tặng Đặc Tấn đại phu khâm sai tham mưu. Mất ngày 17 tháng 11.
- Nguyễn Đăng Khánh: hiệu Hựu Thụy. Làm Câu Kê ty lệnh sử.
- Nguyễn Đăng Vinh (1743 - 1810) hiệu Chất Trực
Sinh năm Quý Hợi, đậu Hương Tiến. Mùa Hạ năm Mậu Tuất (1778) được vào Hoàng Tín Đại Phu Tu Viện Doãn Hàn Lâm trực giảng. Mất ngày mồng 9 tháng 5 năm Canh Ngọ (1810) hưởng thọ 68 tuổi.
Mùa thu năm Ất Dậu (1825) Minh Mạng lục niên. Thánh tổ Nhân Hoàng Đế truy có công và truy tặng Trung Nghị Đại phu Tư Trị Thiếu Khanh, Quang Lộc Tự Khanh, Thụy Cần Thận.
Có 2 vợ sinh 1 trai và 2 gái.
Đăng Tán: Tu soạn viện Hàn Lâm làm việc ở Bộ Lại.
- Nguyễn Đăng Hạc (1746 - ?) tự Tự Phong hiệu Ấn Quang, sinh năm Bính Dần, Đậu Hương Tiến. Được Hàn Lâm Viện, mất ngày mồng 7 tháng 2.
- Nguyễn Đăng Khuôn (1730 - 1790) hiệu Khuôn Chánh, Đậu Hương Tiến. Làm quan 2 triều Chúa đến chức Cai Bộ dinh Bình Thuận và Cai Bộ dinh Quảng Nam, tuần hành 5 phủ kiêm lãnh việc binh nhung.
Mất ngày 23 tháng 1. Tặng Đặc Tấn Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu. Thụy Thành Nghị. Hai triều Chúa:
Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765)
Chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1777)
- Nguyễn Đăng Khương (1732 - ?) hiệu Khương Tế, đậu Hương Tiến, làm quan Triều nghị Đại phu Hàn Lâm Viện. Mất ngày 20 tháng 8.
- Nguyễn Đăng Lượng (Huy) (1734 - 1774) Tự Huy Quang, Đậu Hương Tiến bổ Hàn Lâm Viện. Năm Giáp Ngọ binh Bắc vào kinh đô, Huy chạy ra núi Minh Linh, Quảng Trị chiêu mộ binh lính Cần Vương tự xưng “Bình Bắc Đại Tướng Quân” chống cự với giặc, chết ở trong rừng.
- Nguyễn Đăng Suất (1736 - 1774): Đậu Cống Sỹ, bổ Triều Nghị Đại Phu Hàn Lâm Viện. Năm Giáp Ngọ binh Bắc vào lấy kinh đô, vì kháng cự mà bị hại/
- Nguyễn Đăng Nẩm tự Quốc Yến, làm Tri Phủ Phú Yên.
- Nguyễn Đăng Thông (1724 - 1782) hiệu Kiểm Đức.
Sinh năm Giáp thìn. Khi Tây Sơn vào đánh. Thông chạy vào Gia Định mộ lính Cần Vương. Khi Vua Gia Long lên ngôi được bổ làm Khâm Sai Thống binh Chưởng Cơ. Ngày mồng 1 tháng 5 Tân Sửu, giao chiến với giặc mà bị hại. Thọ 58 tuổi.
Thông có 3 người con: Đăng Vinh, Đăng An, Đăng Lục đầu thời trung hưng đều tòng quân làm Cai Đội.
- Nguyễn Đăng Giao: huý Đoạn. Làm Câu Kê ở Gia Định, mất ngày 16 tháng 12. Mộ chôn ở Bình Định.
- Nguyễn Cư Tu (1752 - 1808) tự Chánh Tiên.
Sinh ngày 19 tháng 11 năm Nhâm Thân, đậu Hương Tiến, Ấm Thọ Hàn Lâm Viện. Khi Tây Sơn vào Gia Định Cư Tu mộ lính Cần Vương, lại gặp Nguyễn Nhạc mời ra bổ Tri huyện nhưng chỉ nhận vài ngày rồi treo ấn bỏ đi. Đời Long Hưng đánh giặc làm Cai Đội.
Mất ngày mồng 2 tháng 6 năm Mậu Thìn. Thọ 57 tuổi.
- Nguyễn Cư Tiếu (Dật) (1755 - 1775) tự Thành. Sinh giờ Tý mồng 1 tháng 6 năm Ất Hợi. Năm Kỷ Sửu (1769) vừa 16 tuổi bổ Hàn Lâm Viện. Là người có khí khái. Duệ tông Hoàng đế năm thứ 9 (1774) tướng Trịnh Hoàng Ngũ Phúc ở Bắc Hà vào đánh, mới đến Huyện Quảng Điền thế sự rất gấp Cư Dật nghĩ nhà mình mấy đời ăn lộc, lật đật tâu vua xin liều chết lãnh chức khâm sai Cai Đội, lập tức chúa cho, đem quân đi chống giặc, quân thế hơi mạnh được thăng KHÂM SAI THỐNG BINH đem các đạo bộ binh chặn đánh. Thế giặc rối loạn, vì ít không địch nổi. Mùa đông ngày 28 tháng 12 đánh nhau tại sông Bái Đáp, Cư Dật sang sông Phú Lễ bị chết đuối. Thụy Trung liệt. Thọ 20 tuổi.
- Nguyễn Cư Tuấn (1760 - 1827) tự Tú Thăng, huý Phó, hiệu Khắc Nho, Tuấn Đức. Sinh giờ Thìn ngày 20 tháng 6 năm Canh Thìn. Năm Giáp Ngọ 1774 tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc vào đánh, Tây Sơn cũng ra đánh. Cư Tuấn vượt biển vào Gia Đình mộ lính Cần Vương chiêu tập nghĩa dũng được mấy ngàn người, tự xưng “Khâm sai trung tham mưu đại tướng” chống cự với giặc.
Khi vua Gia Long lấy xong Gia Định, Cư Tuấn bái yết vua tại hành cung rồi xin về, thi đậu Nhiêu học. Mùa Xuân năm Quí Sửu (1793) trúng tuyển bổ làm Thị Học ở Quốc tử giám. Năm Giáp Dần (1794) thăng Hàn Lâm Viện sung Đông Cung Thị Học. Năm Kỷ Mùi (1799) bàn mật kế làm cho thành Quy Nhơn đầu hàng. Năm Nhâm Tuất (1802) theo hầu Vua Gia Long lấy được kinh đô. Mùa Xuân thăng Hàn Lâm Viện trưởng. Năm Quí Hợi (1803) hầu Ngự Giá Bắc tuần. Mùa đông thăng Thiêm Sự Bộ Hộ Lưu ở Bắc Thành coi việc Lãnh binh           bộ Hộ. Mùa Hạ năm Giáp Tý (1804) thăng Hiệp Trấn Sơn Tây. Mùa Thu năm Đinh Mão (1807) đổi về Hàn Lâm viện trưởng. Mùa đông năm Quí Dậu (1813) khởi phục Trung Phụng Đại Phu, trực lệ Cai Bạ dinh Quảng Trị. Mùa Xuân năm Canh Thìn (1820) phụng chỉ về kinh. Mất ngày 24 tháng 4 năm Đinh Hợi (1827). Thụy Trung Thận. Thọ 66 tuổi.
- Nguyễn Cư Xước (1762 - 1802) tự Chương Thiện huý Kính. Sinh ngày 17 tháng 8 năm Nhâm Ngọ.
Năm Kỷ Hợi (1779) chạy vào Gia Định mộ lính Cần Vương. Thọ 40 tuổi.


Nguyễn Đăng Xương (1787 - ?) hiệu Trương Chánh, sinh ngày 22 tháng 8 năm Đinh Mùi. Làm Huấn Đạo kiêm Phó Tổng Trưởng. Mất ngày mồng 7 tháng 6.
Nguyễn Đăng Quy huý Long hiệu Hy Đức. Làm tri huyện, mất ngày 20 tháng 7.
Nguyễn Đăng Bàng huý Gián. Làm tri huyện Bồng Sơn Cải Khâm Sai Cai Đội, mất ngày 17 tháng 2.
Nguyễn Đăng Vạn (1790 - 1830) thuộc đời Lê Cảnh Hưng và Gia Long, hưởng thọ 40 tuổi. Thuỵ Tráng Duệ Tặng là Cai Đội Dực Vận Công thần. Thờ ở Miếu Trung Tiếc - Đại nội Huế.
Nguyễn Đăng Thường làm giáo chức. Mất ngày 15 tháng 10.
Nguyễn Đăng Phong (1792 - 1811)
Đời Vua Long Hưng, Đăng Phong ban đầu giữ chức Đô Ty ở Gia Định sau thăng chức Khâm Sai Tá Đồn Quân Thần Sách rồi Thăng Phó Vệ Uy Vệ Túc Võ Cai Cơ thuộc nội.
Ngày 20 tháng 7 năm Tân Mùi (1811) đi thuyền ra bể đánh giặc bị gió chìm thuyền mà mất. Vua Gia Long tặng Dực Vận Công Thần Đặc Tấn Phụ Quốc Thượng tướng Quân Cẩm Y Vệ Chưởng Vệ. Thuỵ Oai Dõng thờ tại Miếu Trung Tiếc - Đại nội Huế.
Nguyễn Đăng Tái huý Xuyên, tự Đăng Chuẩn.
Sinh ngày 3 tháng 4 năm Nhâm Ngọ (1822). Làm Biện Lại, mất ngày 13 tháng 6.
Nguyễn Đăng Lệ (1828 - 1878) huý Thân, sinh giờ Mùi ngày 8 tháng 1 năm Mậu Tý. Làm Chánh Dinh Thừa Vụ. Mất ngày 26 tháng 7 năm Mậu Dần, thọ 51 tuổi. Thuỵ Cương Trực.
Nguyễn Đăng Tán (1808 - 1866) tự Thiên Tích, hiệu Tương Chi. Sinh ngày 10 tháng 6 năm Mậu Thìn. Năm Giáp Thân (1824) vào Trường Quốc học.
Mùa Xuân năm Quí Tỵ (1833) bổ Bộ lại.
Mùa Đông năm Bính Thân (1836) thăng kinh lịch Quảng Ngãi.
Mùa Đông năm Canh Tý (1840) thăng Thông Phán dinh Bố Chính
Năm Tân Sửu (1841) quyền nhiếp ấn Huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi). Mùa thu năm Nhâm Dần (1842) có chỉ triệu về kinh cải bổ tu soạn viện Hàn Lâm làm việc ở Bộ Lại. Năm Giáp Tý (1864) bổ Bộ Lại huyện Vĩnh Xương tỉnh Khánh Hoà. Mất ngày 24 tháng 5 năm Quí Sửu. Thọ 58 tuổi.
Nguyễn Đăng Đạt (1852 - 1899). Sinh năm Nhâm Tý, làm đủ 4 nghề: Nho, Y, Lý, Bốc nghĩa là dạy học, thầy thuốc, thầy địa và thấy bói. Mất ngày 12 tháng 11 năm Kỷ Hợi. Thọ 47 tuổi.
Nguyễn Đăng Chiêu (1854 - 1901) tiểu Tự Bôi. Sinh năm Giáp Dần. Làm thầy phù thuỷ. Mất ngày 29 tháng 9 năm Tân Sửu. Thọ 48 tuổi.
Nguyễn Đăng Thiệp (1862 - 1927) sinh giờ Thân tháng 4 năm Nhâm Tuất, làm nghề thầy thuốc. Mất ngày 27 tháng 8 năm Đinh Mão. Thọ 63 tuổi.
Nguyễn Đăng Quyền tự Bình Câu. Năm Giáp Ngọ giặc Bắc đến kinh đô, vì mắng giặc mà phải chết.
Nguyễn Đăng Điển. Giặc Bắc đến kinh đô, làm thơ mắng giặc mà bị hại.
Nguyễn Đăng Vinh (1872 - 1932) năm Quí Dậu lúc đầu bổ làm Khâm Sai Cai Đội Dinh túc trực ở Gia Định. Mất ngày 30/3 năm Nhâm Thân. Thọ 60 tuổi.
Nguyễn Đăng An (1877 - 1932) Sinh năm Kỷ Mão. Đời Long Hưng bổ làm Cai Đội Gia Định. Mất năm Nhâm Thân. Thọ 55 tuổi.
Nguyễn Đăng Lực (1828 - 1894) tức Tại. Sinh năm Mậu Tý. Đời Long Hưng bổ làm Cai Đội Khâm Sai Võ Giáp, vua cho tên Thuận hiệu Hoà, tùng chinh hơn 20 năm. Về hưu đời vua Gia Long. Đời Minh Mạng khỉ phục Cai Thú Nghệ An, đội 2 Tráng Võ Quân Thần Sách. Mất ngày 17 tháng 2 năm Giáp Ngọ. Thọ 67 tuổi.
Nguyễn Đăng Long (1844 - 1887) sinh năm Giáp Thìn. Làm thủ hiệp thuộc Phủ Kiến An. Mất ngày 4 tháng 4 năm Đinh Hợi. Thọ 44 tuổi.
Nguyễn Cư Sĩ (1808 - 1885) tự Thời Phủ, hiệu Song An, biệt hiệu Trúc Pha. Sinh giờ Tuất ngày 15 tháng 10 năm Mậu Thìn. Khoa thi Ất Dậu (1825) đậu 2 trường. Năm Mậu Tý (1828) được quan địa phương khen hiếu hạnh tấu vua, vua ban bức biển 4 chữ “Hiếu hạnh khả phong” cho lụa, bạc...
Mùa Hạ năm Canh Dần (1830) bổ Ấm sanh Quốc Tử Giám.
Mùa Thu Giáp Ngọ (1834) thăng Hàn Lâm Viện Biện Tu.
Mùa Đông sung Hành Tẩu Cơ Mật. Mùa Thu Ất Mùi (1835) Sung Biện Tu Sử Quán. Mùa Thu năm Đinh Dậu (1836) được Cáo Thọ Văn Lâm Lang, tri huyện Kim Sơn, mùa Đông Nhiếp Biện Ấn Phẩm Phủ An Khánh.
Mùa Hạ năm Mậu Tuất (1838) về kinh rồi lại nhiếp ấn phẩm phủ An Khánh. Mùa Thu phụng chỉ về kinh đô bổ Hậu Bổ, rồi được bổ đi thông phán dinh Bố Chánh ở Hải Dương. Mùa Hạ năm Kỷ Hợi (1839) bổ Tri huyện Tiên Minh. Mùa Thu năm Tân Sửu (1841) được Cáo Phó Phụng Nghị Đại Phu Minh Thái Đao giám sát Ngự Sử. Mùa Đông khâm phái dò xét tình hình địa phương 13 tỉnh ở Bắc Kỳ. Mùa Xuân năm Quí Mão (1843) thụ lễ khoa chưởng ấn cấp sự trung kiểm kê tôn nhân phủ Sự Vụ. Mùa Thu được Cáo Thọ Triều Liệt Đại Phu Thái Bốc Tự Khanh gia triều Bào tam phẩm sung khai khâm sai Viện Đông Phó hành giới.
Mùa Xuân năm Giáp Thìn (1844) đi sứ nước Việt làm phó sứ sang Việt Đông (Trung Quốc) bàn về vấn đề biên giới thăng Thọ Đại lý Tự Thiếu Khanh. Mùa Thu năm Ất Tỵ (1845) được Cáo thọ Trung Thuận đại Đồ Hình Án Sát Sứ Phủ Định Tường. Mùa Xuân năm Đinh Mùi (1847) thụ tại Thừa Tuyên Bố Chánh tỉnh Phú Yên, Gia Định.
Mất mùa Hạ ngày 28 tháng 4 năm Ất Dậu (1885), hưởng thọ 77 tuổi. Thuỵ Khải Mục.
Nguyễn Đăng Khải (1810 - 1865)
Tự Minh Phủ, hiệu Trà Giang. Sinh giờ Tý ngày 12 tháng 9 năm Canh Ngọ. Mùa Thu năm Canh Tý (1840) vào Ấm Sanh Quốc Tử Giám. Mùa Đông năm Quí Mão (1843) đi Hậu Bổ tri huyện Minh Chánh. Năm Kỷ Dậu (1849) phải giúp việc ở Bộ Lại. Năm Canh Tuất (1850) làm Thừa Biện Bộ Lễ. Năm Tân Hợi bổ Ấm Thọ Chánh Đội trưởng. Năm Giáp Dần (1854) được cải bổ làm Chánh Lục Phẩm Văn tập phong trước tận Ninh Nam. Mất ngày 23 tháng 9 năm Canh Thân, thọ 55 tuổi.
Nguyễn Cư Viên (1813 - ?) tức Bảo tự Thừa Cáo hiệu Thảo Song. Sinh giờ Ngọ ngày 29 tháng 8 năm Quí Dậu. Năm Nhâm Dần (1842) vào Ấm sanh Quốc Tử Giám. Năm Bính Ngọ (1846) khiêu bổ Hàn Lâm Viện Kiểm thảo làm việc Hội Điển. Mùa Đông năm Canh Tuất (1850) được sắc thọ Văn Lâm Lang Tri Huyện Thiên Lộc. Mất ngày 24 tháng 6.
Nguyễn Cư Thân (1818 - 1863) tức Vỹ, tự Lý Chi hiệu Ninh Giang Đình. Sinh giờ Thìn ngày mồng 4 tháng 7 năm Mậu Dần. Mùa Thu năm Canh Tý (1840) vào Ấm Sanh Quốc Tử Giám. Mùa Thu năm Giáp Thìn bổ Giám Sinh. Năm Bính Ngọ đậu Khiêu bổ Hàn Lâm Viện kiểm thảo Sung Án Biên Đại Nam. Hội Điển năm Ất Mão (1855) cáo thọ Viên Ngoại Ty Tân Hưng Bộ Lễ.
Mất ngày 6 tháng 7 năm Quí Hợi (1863).
+ Nguyễn Đăng Tựu: sinh ngày 20 tháng 10 năm Ất Dậu (1825). Đầu năm Long Hưng tùng chinh vào Gia Định làm Cai Đội Đội 2 vệ túc Võ Thần Sách. Ngày 13 tháng 11 năm Ất Mão (1855) đánh nhau với giặc giữa biển rồi chết. Hưởng thọ 30 tuổi. Thờ ở đền Trung tiếc (Đại nội Huế).
+ Nguyễn Đăng Dạ: Sinh ngày 13 tháng 1 năm Kỷ Sửu (1829) Đậu Nhiêu học. Mất ngày 29 tháng 3 năm Quí Sửu (1853).
+ Nguyễn Đăng Thiệu tự Do Nghĩa: Thi đậu Nhiêu học.
+ Nguyễn Đăng Lễ (Diêu): sinh năm Quí Sửu (1793). Đầu năm Long Hưng vào Gia Định làm Hàn Lâm Viện chế cáo, rồi Khâm Sai Cai Cơ vệ Túc Võ Quân Thần Sách.
Ngày 20 tháng 7 năm Kỷ Mùi (1825) đi thuyền ra biển tùng chinh, bị thuyền chìm mà chết. Thọ 31 tuổi tặng Dực Vận Công Thần Đặc Tấn Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Cẩm Y Vệ - Chưởng Vệ. Thụy Oai Dõng. Thờ ở đền Trung Tiếc (Đại nội Huế).
+ Nguyễn Đăng Huyên (1813 - 1866) tức Đạo tự Đức phủ hiệu Cúc Trang. Sinh giờ Hợi ngày 25 tháng 7 năm Quí Dậu (1813). Đậu Tú Tài khoa năm Đinh Dậu (1837), ân khoa năm Canh Tý (1840) đậu Tý Tài, ân khoa năm Tân Sửu (1841) đậu Tú Tài, Tú Tài khoa năm Nhâm Dần (1842), Tú Tài khoa Quí Mão (1843), Tú tài ân khoa Bính Ngọ (1846), Tú tài khoa Đinh Mùi (1847), Tú tài khoa Nhâm Tý (1852), Tú tài khoa Mậu Ngọ (1858). Tất cả đậu 9 khoa Tú Tài vào các năm trên.
Năm Canh Thân (1860) sát hạch hạng thứ, phụng phái làm Thừa Biên Bộ Lại. Năm Tân Dậu (1861) thăng thọ hàm Tùng Cửu Phẩm. Tháng 7 sung việc giảng tập. Năm Nhâm Tuất (1862) thăng thọ hàm Chánh Cửu Phẩm. Năm Ất Sửu (1865) giảng tập xong Hận bổ ở Bộ lại. Mất ngày 6 tháng 9. Thọ 53 tuổi.
+ Nguyễn Đăng Ngạn (1816 - 1867). Tự là Liêm
Tự Tử Mỹ - hiệu Tùng Song. Sinh giờ Hợi ngày 1 tháng 2 năm Bính Tý (1816). Ân khoa năm Canh Tý (1840). Đậu cử nhân (1841). Mùa hạ năm Nhâm Dần (1842) Sung Hành Tẩu Bộ Lại. Mùa Xuân năm Quý Mão (1843) phái đi Hậu Bổ Tri huyện Quảng Ngãi. Tháng 4 nhiếp biện ấn huyện Mộ Đức. Tháng 10 quyền thự Ty phiên dinh Bố Chánh rồi đi Kinh Lịch. Mùa Đông năm Ất Tỵ (1845) Nhiếp biên huyện Mộ Đức. Mùa Hạ năm Bính Ngọ (1846) nhiếp biên Huyện ấn Mộ Đức. Năm Đinh Mùi (1847) nhiếp biên ấn Tư Nghĩa. Năm Mậu Thân (1848) nhiếp biên Huyện Mộ Đức. Năm Kỷ Dậu (1849) nhiếp biên ấn Tư Nghĩa. Mùa Xuân Nhâm Tý (1852) phụng sắc theo Văn Lâm Lang Tri Huyện Mộ Đức. Mùa Đông năm Quý Sửu (1853) phụng Sung ủy viên về kinh. Mùa Xuân năm Giáp Dần (1854) phụng Châu Phê hồi kỵ sung chức Bộ Lại Án Bổ Chủ Sự Bắc Hiển Ty Bộ Hình. 21 năm về bộ Hình làm Lang Trung Chức. Khi làm Tri huyện thanh liêm, đạo đức, có trình độ, văn võ kiêm toàn được bổ nhiệm cai quản xứ Mộ Đức. Năm Bính Thìn (1856) thăng Thọ Viên ngoại. Năm Kỷ Mùi (1859) Lãng Lang Trung. Mất ngày 25 tháng 1 năm Đinh Mão (1867) Tự Đức nhị thập niên được tặng hàm 4 phẩm (tứ phẩm triều đình). Thọ 52 tuổi.
+ Nguyễn Đăng Ý (1784 - 1828) tức Nhậm. Sinh tháng 1 đời Lê Cảnh Hưng. Khoa Quí Dậu (1813) thi đậu Nhiêu học. Mùa Thu năm Ất Dậu (1825) bổ Đãi chiếu thăng thọ Hàn Lâm Viện Biện tu sung Trực Giảng, rồi lãnh chức Hiệp Thủ mất ngày 21 tháng 4 năm Mậu Tý (1828). Hưởng Thọ 45 tuổi.
+ Nguyễn Đăng Điều (1798 - 1866) hiệu An Phái
Sinh năm Mậu Ngọ (1798). Năm Tân Tị (1821) đậu Nhiêu học sung Quốc Tử Giám. Năm Ất Dậu (1825) thọ Hàn Lâm Viện Điển Bộ, sau thăng Tư Vụ tào Binh Bắc Thành, rồi thăng Thông Phán Ty phiên Cao Bằng. Vì bị cách chức rồi khởi phục Bát phẩm Thơ lại, rồi thăng Tư Vụ ty Binh mã ở Hộ Thành, rồi thăng Chủ Sự ty Thừa Biện Phủ Tôn Nhơn. Năm Tân Sửu (1841) thăng Trưởng Sử dạy Hoàng tử. Năm Quí Mão (1843) cáo thọ phụng nghị Đại phu Trưởng sử công phủ Phước Tuy. Năm Đinh Mùi (1847) thăng Lang Trung Bộ Hộ. Năm Canh Tuất (1850) giáng bổ Chủ Sự. Mùa Xuân năm Nhâm Tý (1852) làm Tùng Biện Sở Hội Điển. Mùa Xuân năm Quý Sửu (1853) thăng Viên Ngoại Sung toàn tu Tôn Phổ. Mùa Thu năm Giáp Dần (1854) bổ Viên Ngoại Ty Bắc Kỳ bộ Hộ. Năm Đinh Tỵ (1857) thăng Lang Trung. Năm Mậu Ngọ (1858) Lãnh Hộ Lý Thương Trường quan phòng. Mùa Xuân năm Tân Dậu (1861) thăng Thọ Quan Lộc Tự Khanh. Mất ngày mồng 4 tháng 4 năm Bính Dần (1866). Thọ 69 tuổi.
+ Nguyễn Đăng Tịnh. Sinh giờ Tý ngày 20 tháng 11 năm Nhâm Tý (1852)
Nguyên toạ Giám Ấm Sanh. Năm Thành Thái thứ 8 (1895) được thưởng Cửu phẩm thứ sai. Năm Thành Thái 16 (1904) thiệt thọ Chánh Cửu Phẩm. Mất ngày 8 tháng 4 năm Giáp Dần (1914).
+ Nguyễn Đăng Dực (1856 - 1936) húy Tường.
Sinh năm Bính Dần (1856). Ân khoa năm Đinh Hợi (1887) đậu Tú Tài, 3 năm tuyển vào phủ học sinh.
Tháng 11 Thành Thái thứ 6 (1893) phái đi Hà Tĩnh có Lao Trạng Thượng Thọ đãi chiếu. Tháng 2 năm Thành Thái thứ 19 (1990) bổ Thừa Biện cơ mật. Tháng 11 năm Duy Tân thứ 3 (1909) Thăng Thọ điển bộ. Tháng 5 năm Duy Tân thứ 8 (1914) Thăng Thọ Kiểm Thảo, tháng 5 nhuận năm Giáp Dần (1914) lãnh chức Tư Vụ Cơ Mật. Tháng 2 năm Duy Tân thứ 9 Ất Mão (1915) dư sự việc Tế Nam Giao thưởng kỷ lục 1 thứ. Tháng 6 Hội đồng sát kham chức Chủ Sự tại Nội. Tháng 12 thăng thọ tu soạn hưu trí (59 tuổi). Tháng 4 năm Bảo Đại thứ 1 Bính Dần (1926) Thăng Thọ trước tác thưởng ngân tiền hạng hai, mất ngày 21/1/Bính Tý (1936). Hưởng thọ 80 tuổi.
+ Nguyễn Khuôn Kế tức Đậu: Phó Tổng. Mất ngày 19/10
+ Nguyễn Đăng Hân tức Khiêm. Sinh giờ Ngọ 24/3 năm Ất Hợi (1875).
Năm Canh Tý (1990) bổ Thừa Biện ở Tôn Nhơn.
Năm Quý Sửu (1913) được Cứu Phẩm.
Năm Quí Hợi (1923) Thăng Tư Vụ Võ Khố.
Năm Quí Dậu (1933) đổi qua Bộ Công Ty Tu Tạo.
Năm Giáp Tuất (1934) về hưu.
+ Nguyễn Đăng Phổ (1836 - ?)
Sinh năm Bính Thân (1836). Mùa Thu năm Bính Thìn (1856) vào Quốc Tử Giám ấm sanh. Mùa Thu năm Tân Dậu (1861) làm Phò Mã Đô Úy. Mất ngày 10 tháng 10 Thụy Anh Mại. Tặng Phấn Dõng Tướng quân.
+ Nguyễn Đăng Kiệt. Sinh giờ Tý ngày 5 tháng 3 Canh Thìn (1820) khoa Ất Mão (1855) thi đậu trường nhì. Mùa Xuân năm Quí Dậu (1873) bổ Thơ lại Ty Tân Hưng bộ Lễ.
+ Nguyễn Đăng Ngữ. Sinh năm Bính Tuất (1826).
Mùa Hạ năm Ất Sửu (1865) làm Thí Sai Chánh Tổng.
 + Nguyễn Đăng Cửu. Sinh giờ Thìn ngày 14 tháng 2 năm Đinh mão (1867), giữ chức Lý trưởng.
+ Nguyễn Đăng Thị (tức Lạc):
Sinh giờ Hợi ngày 7 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879). Năm Khải Định được toàn dân bầu làm Hương Kiểm. Mất ngày 15 tháng 5.
+ Nguyễn Đăng Quê (Khuê). Sinh giờ Tý ngày 26 tháng 7 năm Đinh Sửu (1877). Tháng tư năm Bính Ngọ (1906) được làng bầu Thơ ký. Năm Duy Tân thứ 9 thôi việc. Tháng 11 năm Mậu Ngọ (1918) làng bầu làm kê biên kiêm Hương Bộ. Năm Đinh Sửu (1937) thưởng thọ Cửu phẩm. Mất ngày 21 tháng 12 năm Mậu Dần (1938).
+ Nguyễn Đăng Thượng Văn. Sinh giờ Sửu ngày 16 tháng... năm Quí Mùi (1883). Nguyên là Thí Sinh. Năm Khải Định thứ 1 (1916) đầu quân vào vệ Cẩm Binh viện Thượng Trà. Năm thứ 7 (1922) cấp bằng Đội trưởng phụng phái kiểm thủ Từ hàn ở phủ Nội Vụ. Thọ Tùng Cửu phẩm Đội trưởng. Đến tháng 12 năm Khải Định thứ 10 (1925) về hưu thăng Chánh Cửu phẩm Đội trưởng. Mất ngày 29/3 năm Giáp Dần (1974). Giữ chức Trưởng Họ (1937 - 1955).
+ Nguyễn Đăng Hữu. Sinh ngày 15 tháng 7 năm Đinh Hợi (1887).
Năm Khải Định thứ 6 (1921) phụng chuẩn phê khen công nghệ khéo léo được thưởng chánh Cửu Phẩm Đội trưởng. Năm Khải Định thứ 10 (1925) thăng Tùng Bát Phẩm. Đến năm Bảo Đại thứ 5 (1930) thăng Thọ Chánh Bát Phẩm. Mất ngày 18/12/1947.
+ Nguyễn Đăng Thị. Húy Kình. Sinh ngày 5 tháng 9 năm Quí Tỵ (1837). Năm Gia Long bổ vào viện Thái Y. Mùa Hạ năm Minh Mạng thứ 2 thăng Cửu Phẩm Y Sanh. Mất ngày 6 tháng 11 năm Bính Tuất (1886) thọ 51 tuổi. Thụy Chánh Trực.
+ Nguyễn Đăng Phác. Sinh năm Bính Ngọ (1846). Đời Gia Long làm việc Ty Thanh Cẩn ở Nội Vụ. Mất giờ Tỵ ngày 27/3 năm Canh Tý (1900). Thọ 55 tuổi.
· Nguyễn Đăng Tráng: tên tục là Tẩn, Tỷ. Sinh ngày 15 tháng 2 năm Đinh Mùi (1907). Pháp danh Tâm Thoại. Làm trưởng họ từ 1970 - 1991. Mất ngày 7 tháng 5 năm Tân Mùi 1991. Thọ 85 tuổi.
· Nguyễn Đăng Thi (1908 - 1998). Sanh giờ Thân ngày 9 tháng 7 năm Mậu Thân. Thiếu thời học chữ Nho sau đó tiếp tục học chữ Quốc Ngữ và chữ Pháp. Năm1930 thi đỗ bằng Tiểu học Pháp Việt. Nhận thấy con em quanh vùng thất học nên đã mở trường dạy học trẻ và nghiên cứu kinh dịch được nhân dân tin yêu và chính quyền tín nhiệm bầu làm chức Hương Bộ trông coi trích lục địa bộ, khai sanh, khai tử, giá thú. Đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 được bầu làm Chủ tịch cách mạng lâm thời làng An Hoà. Tham gia công việc chính quyền vẫn tiếp tục dạy học. Đến năm 1956 Sở Học Chánh Thừa Thiên xác nhận và cấp khuôn dấu lấy tên Trường tư thục An Cư được cấp Bộ khen thưởng “Có tính cách giáo dục và văn hoá”. Các thế hệ học trò đều tiến thân, đỗ đạt, thành danh. Đồng thời ông cũng đem sở trường kinh dịch của mình cống hiến giúp đỡ bà con quanh vùng như xem niên vận, sao hạn, cất nhà, chôn cất, cưới gã...
Mất giờ Sửu ngày 27 tháng 5 năm Mậu Dần (1998), hưởng thọ 91 tuổi.
· Nguyễn Đăng Cát, tự Bích. Sinh năm Bính Thân (1896), làm Lý trưởng được thưởng thọ Phó tổng dụng.
· Nguyễn Đăng Du, tức Toàn tự Huyên. Sinh giờ Thất ngày 28/8 năm Tân Sửu 1841, khoa Đinh Mão (1867) đậu Tú Tài. Năm Mậu Thìn (1868) bổ phủ học sinh. Sau sát hạch bổ Chánh Cửu phẩm chánh ngạch Lễ Ty thăng bổ Tri phủ Hoài Đức. Mất ngày 14/11 năm Quí Mão (1903). Thọ 62 tuổi.
· Nguyễn Đăng Vịnh, tức Liên. Sinh ngày 13 tháng 3 năm Ất Mão (1855) nguyên Bát phẩm quyền Tri huyện Vĩnh Xương. Mất ngày 28 tháng 11 năm Tân Hợi (1911).
· Nguyễn Đăng Đại, tức Tấn. Sinh giờ Mão ngày 18/2 năm Đinh Mùi (1847) thụy Anh Mại. Tặng Phấn Dõng tướng quân tinh binh vệ uý. Mất ngày 11 tháng 12 năm 1907.
· Nguyễn Đăng Thượng Đồng: Sanh giờ Tý ngày 5 tháng 1 năm Mậu Thân (1908). Tháng 5 Bảo Đại thứ 3 (1928) thi đậu tốt nghiệp Trung học. Tháng 6 bổ phán Sự Toá Sứ Quý Nhơn. Năm Bảo Đại thứ 4 (1929) đổi thọ Hàn Lâm Viện Kiểm Bộ. Năm Bảo Đại thứ 7 (1932) Thăng Thọ Kiêm tịch. Năm Bảo Đại thứ 10 (1935) Thăng Thọ Kiểm Thảo. Năm Bảo Đại thứ 12 (1937) Thăng Biện Tu. Năm Giáp Ngọ (1954) về làm văn phòng tỉnh Bình Định. Năm Ất Mùi (1955) làm văn phòng tỉnh Thừa Thiên. Năm Đinh Dậu (1958) làm Quận trưởng quận Hoài Nhơn - Bình Định chính quyền miền Nam trước 1975. Mất ngày 13/10 năm Mậu Thìn (1988). Thọ 81 tuổi.
· Nguyễn Đăng Thượng Bạo. Sanh giờ Hợi ngày 25 tháng 9 năm Giáp Tý (1924), làm Tổng thư ký quận An Định - Bình Định, chính quyền miền Nam trước 1975.
· Nguyễn Đăng Nguyên, tức Doãn: Sinh giờ Thìn ngày 16/6 năm Nhâm Thân. Năm Minh Mạng là thơ lại Ty Binh Mã ở Hộ Thành. Năm Bính Ngọ bổ vào ấn ty Bộ Hộ. Năm Kỷ Dậu làm Chủ Thủ ở Kinh Thương. Mùa Xuân năm Tân Hợi bổ thọ Chánh cửu phẩm thơ lại. Mùa Thu năm Ất Mão mãn khoá bổ Ty trường Tự ở Bộ Lại. Mất ngày 20/2 năm Nhâm Tuất. Thọ 51 tuổi.
· Nguyễn Đăng Tường: Sinh ngày 6 tháng 12 năm Canh Ngọ.
Năm Minh Mạng làm Thơ  lại Đại lý tự cung Chủ Thủ ty Điển Nghi.
Mất ngày 29 tháng 11 năm Canh Tý. Thọ 31 tuổi
· Nguyễn Đăng Thuyết: Sinh ngày 21 tháng 5 năm Kỷ Mão.
Năm Minh Mạng làm Thơ lại ty Binh Mã ở Hộ Thành.
Mất ngày 22 tháng 6 năm Nhâm Dần. Thọ 24 tuổi
· Nguyễn Đăng Bình: Sinh ngày 28 tháng 5 năm Nhâm Ngọ.
Năm Tự Đức làm Thơ lại ty Binh Mã ở Hộ Thành.
Năm Tự Đức thứ 16 bổ thọ Chánh Cửu Phẩm Thơ lại ty Thanh Thận.
Mất ngày 26 tháng 8 năm Ất Sửu.
· Nguyễn Đăng Trung, tức Giám Chuân. Sinh năm Nhâm Thìn (1892)
Giám tự nhà thờ Dực vận công thần.
Có công đối vợ Họ, Phái, Chi và chùa Trầm Hương
· Nguyễn Đăng Xuân Hàn, tức là Đài tự là Tuấn.
Sinh giờ Sửu ngày 16 tháng 8 năm Canh Thìn (1880) đời vua Tự Đức thứ 33
Năm Nhâm Dần (1902) được tuyển vào học sinh phủ
Năm Bính Ngọ (1906) thi đậu Cử nhân bổ làm Hậu Bổ tỉnh Nghệ An.
Năm Đinh Tỵ (1917) bổ Tri huyện Nam Đàn Nghệ An rồi thăng cáo thọ Trung Nghị Đại Phu Hồng Lô Tự Khanh về nghỉ hưu tại quê nhà.
Mất ngày 27 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1942). Hưởng thọ 62 tuổi.
· Nguyễn Đăng Tiến: Sinh năm Đinh Dậu (1897)
Cửu phẩm triều đình. Tục gọi Cửu Tiến.
· Nguyễn Đăng Toàn, tức Quỳnh. Sinh giờ Tuất ngày 15/7 năm Tân Sửu (1901). Làm Hương Bộ ở làng, giữ chức Trưởng họ từ 1955 - 1970.
Tục gọi là Bộ Toàn có công đối với Làng, Họ, Phái, Chi và Chùa Trầm Hương.
· Nguyễn Đăng Kiệm: Sinh ngày 8/8 năm Đinh Hợi (1887)
Giữ chức Phó Lý trưởng. Tục gọi là phó Kiệm.
· Nguyễn Đăng Ỷ, sinh giờ Dậu ngày 20/1 năm Nhâm Dần (1902)
Giữ chức Phó Lý trưởng. Tục gọi là Phó Chí
· Nguyễn Đăng Linh, sinh giờ Dậu ngày 7/9 năm Ất Dậu (1885)
Tháng 11 Tự Đức thứ 18 làm Thơ lại Ty Qui Chế ở Hộ Thành Binh Mã.
Năm Tự Đức thứ 12 bổ Chủ Thủ ty Thanh thận ở Võ Khố. Năm Tự Đức 16 mãn khoá thanh tra. Năm Tự Đức 17 ứng bổ ty qui chế ở Bộ Công.


· Nguyễn Đăng Đức, pháp danh Thông Đạt
Sanh hồi  11g ngày 5 tháng 8 năm Kỷ Tỵ (1929)
- Học vị:
+ Bác sĩ Y khoa, khoá chính quy 1958 trường Đại học Y khoa Hà Nội.
+ Phó tiến sĩ khoa học Y học bảo vệ luận án 1972 tại Hàn Lâm Viện Khoa học Hungary.
+ Tiến sĩ khoa học 1995 Việt Nam.
- Học hàm:
+ Giảng viên trường ĐHYK Hà Nội từ năm 1964
+ Giảng viên và Hiệu trưởng trường ĐHYK Huế (1975 - 1976)
+ Giảng viên trường ĐH Mahidol Bangkok - Thái Lan (1979,1985)
+ Giảng viên Viện công nghệ Châu Á tại Bangkok - Thái Lan
+ Giảng viên trường Đại học Tây Nguyên (1980 - 1981)
+ Giảng viên trường Đại học Luanda - Angola (1989 - 1992)
- Quản lý:
+ Phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
+ Trưởng đoàn chuyên gia VN tại nước Angola Châu phi (1989 - 1992)
· Nguyễn Đăng Trình, tức Hàm.
Sinh ngày 22/9 năm Bính Dần (1926). Đậu Tú Tài.
Chức vụ: Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, Bác sĩ chuyên khoa cấp II. Phó tiến sĩ y học.
· Nguyễn Đăng Uyển, tức Trại.
Sinh ngày 3/9 năm Nhâm Thân (1932)
Chức vụ Tổng giám đốc công ty giám định hàng hoá Việt Nam. Vụ trưởng vụ xuất nhập khẩu Bộ ngoại thương.
· Nguyễn Đăng Hiển, tức Đàm.
Sinh ngày 21/2 Kỷ Mão (1939).
Chức vụ Giám đốc Công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
· Nguyễn Đăng Ngoãn, tức Hoè
Sinh ngày 7 tháng 5 năm Nhâm Thân (1932)
- Tốt nghiệp Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt năm 1952
- Hạt trưởng Tả Hữu và Bồ Bảng (Tỉnh Quảng Trị) năm 1953
- Phó Tỉnh trưởng Nội an Tỉnh Ninh Thuận năm 1960 - 1964
- Giảng viên và trưởng khoa tham mưu, Trưởng chỉ huy tham mưu chế độ cũ (1968 - 1975) .
Có tinh thần hướng về Họ tộc, phái, chi và gia đình
· Nguyễn Đăng Duy Linh, tức Thung......
Sanh ngày 2/5 năm Giáp Tuất (1934)
- Đỗ Tú tài năm 1959 tại Sài Gòn
- Đỗ Cử nhân năm 1964 tại Sài Gòn (Luật Khoa)
- Đỗ Tiến sĩ Luật Khoa tại Sài Gòn (1973)
- Thanh tra giám sát viện chính quyền cũ (1969 - 1973)
- Chánh án Quảng Nam Đà Nẵng (1973 - 1975)
· Nguyễn Đăng Hướng, tức Rọm
Sinh ngày 19/3 năm Đinh Sửu (1937)
Đậu Tú Tài. Giáo sư Trung học đệ nhất cấp (1958 - 1962)
Chức vụ Đại úy, Trưởng phòng Quân sự học đường Viện Đại học Huế (1962 - 1971)
Trưởng ban an ninh và ngoại vụ Viện Đại học Huế (1971 - 1975) chế độ cũ
· Nguyễn Đăng Nguyện, tức Chậm.
Sinh ngày 12 tháng 8 năm Kỷ Mão (1938)
Sĩ quan quân y, chức vụ Thiếu úy chế độ cũ.
· Nguyễn Đăng Chí, tức Chày.
Sinh ngày 12/8 năm Nhâm Ngọ (1942)
Chức vụ Đại úy chế độ cũ.
Sinh hạ 5 con đều tốt nghiệp kỹ sư Điện tại Hoa Kỳ.
· Nguyễn Đăng Niên, tức May.
Sinh ngày 3/7 năm Giáp Thân (1944)
Trung úy, Trung tâm trưởng Trung tâm truyền tin Viễn Liên - Tiểu khu Thừa Thiên Huế chế độ cũ.
· Nguyễn Thị Hà ,tức Tâm.
Sinh ngày 20/8 năm Bính Tuất (1946). Giáo viên
Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư phạm Qui Nhơn (1967)
· Nguyễn Thị Lan Phương, tức Sự.
Sinh ngày 1/8 năm Kỷ Sửu (1949).
Tốt nghiệp cử nhân chính trị kinh doanh Đà Lạt 1972
· Nguyễn Đăng Kỉnh, tức Hòn.
Sinh ngày 11/3 năm Kỷ Mão (1939)
Trung tá thuộc Tiểu khu Quảng Tín - Tam Kỳ chế độ cũ
· Nguyễn Đăng Kiều, tức Ót.
Sinh ngày 10/1 năm Kỷ Mão (1939) giờ Dần
Thiếu tướng, cục trưởng cục an ninh Bộ nội vụ
Cục trưởng A - Bộ công an.
· Nguyễn Đăng Anh Tuấn
Sinh năm Mậu Tuất (1958)
Đại học Sư phạm Anh. Giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Giáo dục A Lưới - Thừa Thiên Huế
· Nguyễn Đăng Huy, tức Huê.
Sinh năm Kỷ Mùi (1919).
Phán tòa. Thiếu tá cục trưởng cục Quân bưu cục 5, Quân khu 1 chế độ cũ
· Nguyễn Đăng Bát
Sinh năm Giáp Tuất (1933)
Cao học hành chính, Phó tỉnh trưởng Khánh Hòa chế độ cũ.
· Nguyễn Đăng Chính
Sinh năm Mậu Dần (1938)
Cao học hành chính. Phó tỉnh trưởng Lâm Đồng chế độ cũ.
· Nguyễn Đăng Túc.
Sinh năm Tân Tị (1941)
Kỹ sư xây dựng thuộc Vụ trưởng Vụ công nghiệp nặng.
· Nguyễn Thị Kiều Phương.
Sinh năm Mậu Dần (1938)
Bác sĩ Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
· Nguyễn Đăng Anh Dũng.
Sinh năm Quí Tị (1953)
Cử nhân Hóa. Tổng giám đốc nhà máy bia Sài Gòn);.
· Nguyễn Đăng Tâm.
Sinh năm Đinh Dậu (1957)
Bác sĩ Y Khoa - Bệnh viện Chợ Rẫy - Thành phố Hồ Chí Minh
· Nguyễn An Hoàng, tức Đăng Sơn.
Sinh ngày 26/3/1956
Thượng úy Quân đội nhân dân Việt Nam. Kỹ sư xây dựng công tác Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
· Nguyễn Đăng An
Sinh ngày 6/9/1961
Tốt nghiệp Thạc sĩ Mỹ thuật.
· Nguyễn Thị Hương Thủy
Sinh ngày 2/12/1957
Dược sĩ cao cấp Bệnh viện Việt Đức Hà Nội.
· Nguyễn An Hòa: sinh ngày 1/5/1960, Canh tý
Đại học Hàng Hải – Hải Phòng
Trưởng phòng tổng công ty dầu khí Việt Nam
· Nguyễn Phương Nam: sinh ngày 14/3/ 1962, Nhâm dần
Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Phó tổng giám đốc, tổng công ty phát triển các khu công nghiệp Hà Nội
·Nguyễn Đăng Dũng : pháp danh Phúc Thạnh
Sanh hồi 5 giờ chiều 28/2/1962 Nhâm Dần.
Bác sỹ, Giám đốc bệnh viện mắt Sài Gòn Hà Nội




Cháu ông Nguyễn Đăng Trị
Gia đình ông Nguyễn Đăng Thịnh (1694 - 1755)
––––––––––––––

1. Ông Nguyễn Đăng Huy hiệu Kiểm Hiệu, Đậu Hương Tiến được bổ Hàn Lâm Viện. Thụy Doãn Đạt.
2. Ông Nguyễn Đăng Giám (1722 - ?) hiệu Chân Lý. Đậu Hương Tiến, làm Cai bộ dinh Trấn Biên, tặng Đặc Tấn Ngân Thanh Quang Lộc Đại Phu Tư Trị Thiếu Khanh. Thụy Ôn Hậu.
3. Ông Nguyễn Đăng Vinh (1743 - 1810) hiệu Chất Trực
Sinh năm Quí Hợi (Đậu Hưng Tiến) mùa Hạ năm Mậu Tuất (1778) được vào Hoàng Tín Đại Phu Tu Viện Doãn Hàn Lâm trực giảng. Mất ngày mồng 9 tháng 6 năm Canh Ngọ (1810).
Mùa Thu năm Ất Dậu (1825) Minh Mạng lục niên Thánh tổ Nhân Hoàng Đế truy lạc có công cho: Cáo tặng Trung Nghị Đại Phu Tự Thiếu Khanh, Quang Lộc Tự Khanh. Thụy Cần Thận.
4. Ông Nguyễn Đăng Hạc (1746 - ?) tự Tự Phong, hiệu Ấn Quang
Sinh năm Bính Dần. Đậu Hương Tiến. Được vào Hàn Lâm Viện. Mất ngày mồng 7 tháng 2.


Cháu ông Nguyễn Đăng Trị
Gia đình ông Nguyễn Đăng Tấn (1701 - 1747)
(Tá Lý Công Thần)
–––––––––––––––––––

1. Nguyễn Đăng Khuôn (1730 - 1790) hiệu Khuôn Chánh, đậu Hương Tiến. Làm quan 2 triều Chúa giữ chức Cai Bộ dinh Bình Thuận và Cai bộ dinh Quảng Nam tuần hành 5 phủ kiêm lãnh việc binh nhung. Mất ngày 23 tháng 1. Tặng Đặc Tấn Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Thụy Thành Nghị.
2. Nguyễn Đăng Khương (1732 - ?) hiệu Khương Tế, Đậu Hương Tiến, làm quan Triều Nghị Đại Phu Hàn Lâm Viện. Mất ngày 20 tháng 8.
3. Nguyễn Đặng Lượng, tức Huy (1734 - 1774) tự Huy Quang, Đậu Hương Tiến bổ Hàn Lâm Viện. Năm Giáp Ngọ binh Bắc vào kinh đô, Huy chạy ra núi Minh Linh, Quảng Trị chiêu mộ binh lính Cần Vương tự xưng “Bình Bắc Đại Tướng Quân” chống cự với giặc, chết ở trong rừng.
4. Nguyễn Đăng Suất (1736 - 1774) Đậu Cống Sỹ bổ Triệu Nghị Đại Phu Hàn Lâm Viện. Năm Giáp Ngọ binh Bắc vào lấy kinh đô, vì chống cự mà bị hại.


Gia đình ông Nguyễn Đăng Trát
(1905 - 1984)
––––––––––––––––––

1. Nguyễn Đăng Ngoạn (Tục Ngoãn, Hoè). Sinh năm 1932.
Phó Tỉnh trưởng nội an tỉnh Ninh Thuận 1960 - 1964, chính quyền miền Nam trước năm 1975.
2. Nguyễn Đăng Duy Linh. Sinh năm 1934
Đỗ Tiến sĩ Luật Khoa tại Sài Gòn năm 1973
Chánh án Quảng Nam - Đà Nẵng 1973 - 1975, chính quyền miền Nam trước năm 1975.
3. Nguyễn Đăng Hướng. Sinh năm 1937
Trưởng phòng Quân sự học đường Viện Đại học Huế từ 1962 - 1975, chính quyền miền Nam trước năm 1975.
4. Nguyễn Đăng Nguyện. Sinh năm Kỷ Mão (1938)
Sĩ quan quân y chính quyền miền Nam trước năm 1975.
5. Nguyễn Đăng Chí. Sinh năm Nhâm Ngọ 1942
Sĩ quan chính quyền miền Nam trước năm 1975.
6. Nguyễn Đăng Niên. Sinh năm Giáp Thân 1944
Trưởng Trung tâm truyền tin Viễn Liên Tiểu khu Thừa Thiên Huế, chính quyền miền Nam trước năm 1975.
7. Nguyễn Thị Hà. Sinh năm Bính Tuất (1946)
Tốt nghiệp Cao đẳng Sư Phạm Qui Nhơn (1967)
8. Nguyễn Thị Lan Phương. Sinh năm Kỷ Sửu
Tốt nghiệp Cử nhân chính trị kinh doanh Đà Lạt 1972


Cháu ông Nguyễn Đăng Trát
Gia đình ông Nguyễn Đăng Duy Linh sinh năm 1934
––––––––––––––––––––

1. Nguyễn Đăng Duy Thiện. Sinh ngày 20/5/1963
Tốt nghiệp Kỹ sư Điện tại Hoa Kỳ năm 1991
2. Nguyễn Thị Nga. Sinh ngày 20/11/1964
Tốt nghiệp kế toán thương mãi tại Hoa Kỳ
3. Nguyễn Thị Hồng Vân. Sinh ngày 8/9/1971
Bác sĩ Nhãn khoa tại Hoa Kỳ 1997
4. Nguyễn Đăng Duy Mỹ. Sinh ngày 20/9/1972
Tốt nghiệp Tiến sĩ Luật khoa và Luật sư tại Hoa Kỳ 1998


Cháu ông Nguyễn Đăng Trát
Gia đình ông Nguyễn Đăng Chí sinh năm 1942
––––––––––––––––––

1. Nguyễn Đăng Quỳnh. Sinh ngày 26/7/1968
Tốt nghiệp kỹ sư Điện tại Hoa Kỳ năm 1991
2. Nguyễn Đăng Cần. Sinh ngày 15/1/1970
Tốt nghiệp kỹ sư Điện tại Hoa Kỳ năm 1991
3. Nguyễn Đăng Thoại. Sinh ngày 7/9/1973
Tốt nghiệp kỹ sư Điện tại Hoa Kỳ năm 1994
4. Nguyễn Đăng Thụy. Sinh ngày 2/4/1975
Tốt nghiệp kỹ sư Điện tại Hoa Kỳ năm 1998
5. Nguyễn Đăng Huy. Sinh  12/1986
Tốt nghiệp kỹ sư Điện tại Hoa Kỳ năm 2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét