7/02/2013

Danh nhân Nguyễn Đăng Thịnh, Phường An Hòa, TP Huế

Nguyễn Đăng Thịnh
(Trích Phủ Biên tập lục của Lê Quí Đôn toàn tập)

Nguyễn Đăng Thịnh, người An Hòa, huyện Hương Trà, là anh họ Nguyễn Cư Trinh, học rộng văn hay, đỗ khoa hương, dạy Hiểu quốc công học, trải làm các chức tri huyện, cai bạ, nha úy, phong Hương - danh hầu. Khi Hiểu quốc công xưng vương hiệu, đổi làm Lễ bộ, chết năm 62 tuổi, có thơ vịnh sử, nghiêm nghị ảm đạm, nay chép vài bài:



    VỊNH HÁN AN ĐẾ

Vân ủng long hiên thập lục thu.
Vĩnh-sơ thiên tử chính ưu du.
Kiêm nang sự tổn phong vi đức ;
Mộc ngẫu không di phủ tọa tu.
Diêm thị chu luân phương náo nhiệt ;
Phùng gia ngọc liễn cánh di du.
Tịch dương thùy tẩy cô trung hận.
Tự phó sàn viên lạc thủy lưu.

[Dịch]
Mây phủ hiên rồng mười sáu thu.
Vĩnh-sơ thiên tử chính [là người] ưu du.
Túi vàng tổn đức khuê phòng thẹn ;
Tượng gỗ bày trò phủ tọa nhơ.
Diêm thị xe son đương náo nhiệt ;
Phùng gia cáng ngọc lại di du.
Tịch dương ai rửa cô trung hận ?
Đành phó [sông] Lạc [khe] Sàn nước chảy xuôi.


VỊNH TỐNG CHÂN TÔNG

Tần Ngụy điêu linh ước thệ trần.
Âu ca hữu thuộc đế đồ xuân.
Miếu đường hắc bạch mê tang phủ ;
Cung quán đan thanh tín quỉ thần
Bất chỉnh can qua thu cố nhưỡng ;
Không tương kim tệ kết cường lân.
Đông phong tây tự thành hà sự ?
Thùy vị Chân tông vấn Thượng chân.

[Dịch]
Tần Ngụy tiêu điều ước thệ phai.
Đế đồ từng đã ngợi ca xuân.
Miếu đường đen trắng mê lành dữ ;
Cung quán đan thanh tín quỉ thần.
Chẳng sửa can qua thu đất cũ ;
Chỉ đem vàng lụa lễ cường lân.
Đông tây cúng tế nào nên việc.
Ai vị Chân-tông hỏi Thượng-chân ?


VỊNH TỐNG CAO TÔNG

Văn hà thế giới thuộc hoàng câm [kim].
Thùy hướng tân đinh thán lục trầm ?
Bá Việt bất thường Câu Tiễn đảm ;
Phụ Liêu cam khuất Kính Đường tâm.
Bách niên đế nghiệp phân quang ảnh ;
Lục nguyệt vương sư diểu hảo âm.
Thập nhị kim bài thiên cổ hận. 
Băng thiên vô lộ vấn Huy Khâm.

[Dịch]
Ráng muộn thêu nên thế giới vàng,
Tân-đình ai kể nỗi tang thương ?
Chẳng nếm mật Câu Tiễn cho nước Việt nên bá nghiệp.
Cam khuất phục như Kính Đường để thờ nước Liêu làm cha.
Đế nghiệp trăm năm chia bóng sáng.
Vương sư sáu tháng vắng tin hay.
Mười hai bài(1) ấy hờn muôn thuở.
Muốn hỏi Huy Khâm(2) chẳng có đường.


VỊNH TỐNG ĐỘ TÔNG

Hỏa luân ẩn ước ngũ canh sương.
Bán bích sơn hà nhập túy hương.
Đoạn ngạnh dĩ cam từ Biện-thủy ;
Cô căn thùy liệu thất Tương-dương
Thu phong thành quyết bài uyên lộ.
Lạc nhật lâu đài tấu phượng hoàng.
Tiếu sát biên đình vô phiến chỉ,
Bán gian hoa thảo thuộc bình chương.

[Dịch]
Vầng trăng thấp thoáng suốt đêm sương.
Nửa vách non sông giấc mộng trường.
Cành gẫy đã cam dời Biện-thủy ;
Gốc cô ai tưởng mất Tương-dương !
Gió thu thành khuyết chim cò đậu ;
Trời xế lâu đài khúc nhạc vang.
Cười chết biên đình không mảnh giấy.
Cỏ hoa nửa đã thuộc bình chương.


LỜI BÀN VIỆC NƯỚC CỦA NGUYỄN ĐĂNG THỊNH

Năm thứ 7, bính ngọ, sai kỳ lục Chính dinh là Hòa - đức hầu Nguyễn Đăng Đệ đi tuần xét các phủ xứ Quảng Nam.
Thuần-tông, năm Long-đức thứ 1 [1732], nhâm tý, sai tướng đi đánh Cao-miên, lấy đất Sài-gòn(1), lập dinh Long-hồ châu Định-viễn.
Ý-tông, Vĩnh-hựu năm thứ 4 [1738], mậu ngọ, Phúc Trú chết, coi việc nước 13 năm, thọ [43 tuổi], đặt thụy riêng là Đại nguyên súy tổng quốc chinh Tuyên-đạt vương. Có 3 con, con trưởng là Phúc Khoát nối nghiệp, tự xưng là Tiết chế các xứ thủy bộ chư dinh, thái phó Hiểu quốc công, tự hiệu là Từ-tế đạo nhân, lại lấy tên là Nguyễn Phúc Khải, là người thông minh cương nghị, tham lam tàn nhẫn, nhiều dục vọng, việc gì cũng quả quyết làm. Nhân người ta truyền câu sấm "Bát thế hoàn Trung đô" (Đến đời thứ tám, thì trở về Kinh đô), bèn đổi áo mũ, thay phong tục để cho cả nước mở đầu buổi mới, ra lệnh cho quân dân trai gái hai xứ ấy quần áo đều theo thể chế Trung-quốc. Năm Cảnh-hưng thứ 5, Hòa thượng ta [1744], giáp tý, Phúc Khoát nghe tin Trung triều liền năm có binh cách, ngông ngênh lên mặt, bất giờ lại có điềm cây sung nở hoa, xui bề tôi là Hương-danh hầu Nguyễn Đăng Thịnh đem thuộc hạ dâng sách xin lên ngôi, bèn xưng vương hiệu. Bài sách khuyến tiến có câu rằng: "Chính danh phận vu nhất quốc duy tân chi thủy ; hưng lễ nhạc vu bách niên tích đức chi dư" (Chính danh phận vào lúc cả nước bắt đầu đổi mới ; đặt lễ nhạc vào lúc trăm năm chứa đức đến nay). Lại có câu "Dĩ thất thập lý chi cương vũ, tự khai Huyền điểu chi cơ ; thẫn tam thiên lý chi dư đồ, thượng tiễn hoàng khuê chi vị" (Bờ cõi bảy mươi dặm như Thành Thang, còn dựng cơ đồ Huyền điểu(2) ; giang sơn ba nghìn dặm như chúa thượng, cũng nên tước phẩm hoàn khuê(3)), thực là lời suy tôn khen ngợi rất mực.

Cảnh-hưng, canh ngọ năm thứ 11 tháng 8, Thuận-hóa sắp đánh Cao-mên, sai Lễ bộ Nguyễn Đăng Thịnh làm thư gởi cho vua nước Xiêm-ra rằng: "Nước tôi với nước ngài kết tình giao hảo từ lâu rồi, không phải như thói ngựa trâu mà không gần nhau được. Nay cõi tây có việc, xin cáo với các nước láng giềng và nói rõ duyên cớ. Phàm vương giả dụng binh là để vớt kẻ đuối cứu kẻ cháy, dẹp kẻ loạn giết kẻ bạo, nên vua Văn vương giận kẻ bất cung, vua Tuyên hậu đánh kẻ chỉnh cư, đó không phải là thích chiến tranh đâu, chỉ là bất đắc dĩ vậy. Nước Cao-mên nhỏ kia hẻo lánh trong rừng rậm, ví như nước Đằng ở len vào giữa nước Sở và nước Tề. Nó đã nương nhờ quý quốc mà cũng phục sự bản triều, xét sơ tâm của nó thì cũng chẳng có gì khác là mong có hai trời vậy. Trước đây Ong Thàm lỡ bước, nhờ quý quốc dìu dắt, đã được trở về đất cũ. Ngoài sợ quân nước tôi ở gần, không dám để yên, nên trông ngóng khuyết đình, cầu thương sinh mệnh. Bản triều thương cá gặp cạn mà tìm nước, chim cánh yếu đã về rừng, chứa giấu bụi nhơ, chia cỏ cho đất, cho làm phên giậu mà đời đời dâng chức cống. Đó là nước Cao-mên tước thì nhớ quý quốc ra ơn ấp ủ, sau thì nhờ bản triều giúp đức dưỡng nuôi, đáng lẽ nên bảo toàn thủy chung, sợ trời thờ nước lớn, nộp con tin dâng ngọc báu để tỏ lòng kính trọng, lấy yên dân giữ cõi làm trung, thế mới không mất chức phận của kẻ phiên thần. Không ngờ Ông thâm sinh tính chó dê, mang lòng rắn lợn, nhóm họp bọn hưng cừ, xâm lấn nơi bờ cõi. Bản quốc cho đó là Quỉ-phương vô đạo. Hiểm-doãn(1) bất cung, bèn sai đề binh hỏi tội, để răn bọn phiên thần không giữ lễ. Vả theo phép Xuân thu thì những kẻ loạn thần tặc tử, ai cũng được phép giết, huống chi là những người có nước? Cao-mên đã vô lễ với bản triều, thì cũng chẳng ơn gì quý quốc, đem lễ nọ lễ kia mà suy thì biết, đợi gì phải bàn sâu nữa. Tưởng tội của Cao-mên thì quý quốc cũng chẳng là căm ghét như nước tôi vậy. Nghĩa quân mà đén thì nó hẳn trông bóng mà chạy tan. Ví phỏng dư đảng của Ông Thâm lại tim tổ cũ thì mong quý quốc vì lòng ghét kẻ ác, vì tin nghĩa với láng giềng, sẽ trói cổ cha con Ông Thâm mà giao cho biên thần, không để cho kẻ bề tôi trái phép lại trốn khỏi rìu búa, đó là cái nghĩa quý nước láng giềng vậy. Tình lớn, nghìn thu, trời trong sao sáng. Tỏ bày tâm phúc, xin xét soi cho".


LÍ LỊCH LỄ BỘ NGUYỄN ĐĂNG THỊNH
(1964 - 1755)

Sinh giờ Sửu ngày 20 tháng 4 năm 1694 (Giáp Tuất).
Mất giờ Thìn ngày 5 tháng 6 năm 1755 (Ất Hợi).
Hưởng thọ 62 tuổi.
An táng giờ Hợi ngày23 tháng 10 năm 1755 (Ất Hợi).
Hai vợ.
Sinh hạ 10 trai và 4 gái.
- Năm Đinh Hợi (1707)    :   14 tuổi đậu Nhiêu học
- Năm Quý Tỵ (1713)      :   20 tuổi Bổ Lễ Sinh
- Năm Tân Sửu (1721)     :   28 tuổi đậu Cổng Sĩ Tri Huyện Hương Trà
- Năm Ất Tỵ (1725)                   :   32 tuổi Thị giảng Thái Tử
- Năm Mậu Thân (1728)  :   35 tuổi Đốc Trưng huyện Minh Linh
- Năm Canh Tuất (1730) :   37 tuổi thăng Đô Tri
- Năm Tân Hợi (1731)     :   38 tuổi Ký lục Quảng Nam
- Năm Quý Sửu (1733)    :   40 tuổi Khâm sai duyệt phủ Thăng Hoa
- Năm Ất Mão (1735)      :   42 tuổi Thăng Nha Ký
- Năm Quý Hợi (1743)     :   49 tuổi Khâm sai duyệt tường Dân kênh
- Năm Giáp Tý (1744)     :   50 tuổi Lễ Bộ kiêm Lại Bộ
- Năm 2005: Kỷ niệm 250 năm (1755 - 2005) ngày mất của Ngài Nguyễn Đăng Thịnh

Vợ:
- Bà Lê Thị...................... Con gái đầu Ô Lê Cảnh, Đặc Tấn Trụ Quốc Vinh lộc Đại phu tham nghi.
- Vợ thứ bà.........................

10 CON TRAI:
1.     Đăng Hội chết non thất tường
2.     Đăng Huy: Đậu Hương Tiến (1 trai và 2 gái)
3.     Đăng Giấm: Đậu Hương Tiến (không có vợ)
4.     Đăng Thực: Đậu Hương Tiến (1 trai và 1 gái)
5.     Đăng Khánh: Đậu Hương Tiến
6.     Đăng Vinh: Đậu Hương Tiến (1 trai và 2 gái)
7.     Đăng Quy: chết non
8.     Đăng Hạc: Đậu Hương Tiến (9 trai và 5 gái)
9.     Đăng Ngô: Chết non
10.                        Đăng Lộ: Chết non
14 CON GÁI (Có 4 rễ)
1.     Thị Xuyến: Trần Đình Hiệp - Cai bộ Bình Thuận
2.     Thị Cúc: Võ mưu Cống sĩ hàn lâm viện
3.     Thị Điền: Nguyễn Đôn Tuần vũ Phú Yên
4.     Nguyễn Thị Điểm chết non
5.     Thị Khương chết non
6.     Thị Điệp chết non
7.     Thị Thanh chết non
8.     Thị Trân: Lê Xuân Thăng - Ký lục người xã Ba Ngoặt, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
9.     Thị Niên chết non
10.                        Thị Nhàn chết non
11.                        Thị Thụy chết non
12.                        Thị Quỳnh chết non
13.                        Thị Cửu chết non


ÂM HÁN VIỆT:

ĐẠI PHU CHÍNH TRỊ KHANH THIÊM NGHỊ NGUYỄN HẦU CHI MỘ

Cố Lễ bộ kiêm Lại bộ tặng Thiêm Nghị Nguyễn Thận Cần công mộ chí minh.
Công húy Hương tự Đăng Thịnh hiệu Chuyết Trai, Hương Trà An Hòa nhân, tiền cống sĩ triều nghị đại phu Văn viện kiêm Giám viện trung Cần công chi đệ nhị tử dã. Mẫu Nguyễn Thị Tối hữu phụ đức công vi thân, thông số cần ư vi hưởng. Nhật tụng thiên... Bổ Lễ sinh diệc thụ. Tân Sửu thí trúng cống sĩ bổ Hương Trà huyện tòng chính ngũ niên thiền đơn văn chi cầm nhi dân tự trị, ngâm Mạnh Giao chi thi nhi tục tự hóa. Bảo Thái Ất Tỵ triệu nhập Hàn lâm viện tầm dĩ bổn quan kiêm Hành giảng ngụ qui phúng ư long lâu dực tụng huyền ư Mậu Thân cai trưng Minh Linh huyện tài tam niên. Canh Tuất đông,... đô chi phục chính chi nhật... lưu phong cức xương sương úy diệc nguyên quí Hiến đài chi trụ hĩ. Vĩnh khánh, Tân Hợi đông, thiên Quảng Nam doanh cai bạ, Tuy dĩ sao phác huyên khí án kỳ lự tiên điệp không ức trang kỳ hoài nhiên năng trị kịch... hà cấp bão hống trung nham câu mục dân Hà Nội cố bất đa nhượng. Quí Sửu khâm sai duyệt tuyển... Tang phủ. Long Đức Ất Mão đông, triệu nhập vệ úy, niên tứ thập hữu nhị. Cảnh Hưng Quí Hợi hựu khâm sai ngại... Giáp Tý, Lễ bộ kiêm Lại bộ, công tự dĩ vi bất thế ngộ nãi triển tận danh ư bách niên chi hậu dịch phục sắc ư bát diệp chi gian chế độ nhất tân bác nhân nhĩ mục kỳ phụ bật chi công bất thiểu chí ư thâu nhập nhân tài thụ sách tử ư Lã công chi thảng dược mộc ư đường tương chi lung. Triều đình thủ nhân tùy thủ tùy chỉ. Dịch viết: Bão hoang lợi dụng, bằng hà tín hữu diên! công.... tứ nguyệt nhị thập tứ nhật, Sửu thời sinh dĩ Cảnh Hưng, Ất Hợi lục nguyệt sơ ngũ nhật, Thìn thời, tốt. Xuân tự tài lục thập hữu nhị. Ô hô! Liễu bất tri bốc tửu hạ phiên chức tu văn ư địa hạ. Lý trưởng cát huệ nhiên li âm hĩ. Thủy tàng kỳ trân châu phi da! Ngô an đắc nhi tri da! Phó nhàn chi nhật thần thần hữu trắc sắc tặng Tán Trị công thần thị tiến trụ quốc kim cơ vinh lộc đại phu chính trị thượng khanh Thiêm Nghị, thụy Thận Cần khâm tứ tiền tệ xuất lệ, chương thiên sủng dã. Ta tai! dĩ công chi nho lâm xích sí văn Trần Chu kỳ hồ vi hồ. Công danh thê dĩ công lễ vi thụy ... hồ ... đại phu da, nhân da! Thục sử nhiên da! Ý lương mộc kỳ xác, triết nhân kỳ nuy, thiên chi sắc, công chi thọ... dĩ đoạt công chi tài. Đương thời sĩ lâm mạc bất vi công. Tư ta! Nhi vẫn thê. Ô hô! Công chi học ... phương ... triêm cập thời nhân chi hĩ. Cố kỳ sắc mệnh chế cáo bi minh vãn từ gia xuất kỳ... Tự công chi văn chương nhất xuất nhi học giả tuần kỳ cũ giai ngưỡng vi...


DỊCH NGHĨA:

MỘ NGÀI THIÊM NGHỊ CHÍNH TRỊ KHANH ĐẠI PHU NGUYỄN HẦU

Bài minh ghi trên mộ để tặng cho cố Lễ bộ khiêm Lại bộ Thiêm Nghị Nguyễn Thận Cần.
Ông húy là Hương, tự là Đăng Thịnh, hiệu là Chuyết Trai, người làng An Hòa, huyện Hương Trà, là con trai thứ hai của ông Cống sĩ triều nước Triều Nghị đại phu Văn viện kiêm Giám viện Nguyễn Trung Cần và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Tối là người phụ nữ có đức đã nuôi dạy ông nên người, nhờ hưởng được đức mẹ thế nên ngày ngày ông được đọc ngàn.... ông được bổ làm chức Lễ sinh. Năm Tân Sửu (1721) ông đi thi đậu cống sĩ được bổ đến làm việc công tại huyện Hương Trà trong 5 năm, ông thường chỉ gãy đàn cầm mà dân được trị, ngâm thơ Mạnh Giao mà phong tục tự thay đổi. Niên hiệu Bảo Thái năm Ất Tỵ (1725) ông được triệu về kinh sung chức Tầm bổn kiêm Hành giảng tại Hàn Lâm viện trông coi việc khuôn phép cũng như đọc sách nơi lầu rồng hoặc.... Năm Mậu Thân (1728) làm Cai trưng ở huyện Minh Linh đến 3 năm. Mùa đông năm Canh Tuất (1730) ông lại được triệu về kinh để phục chính không thấy thẹn khi giữ chức Hiến đài để xiểng dương chính đạo. Niên hiệu Vĩnh Khánh, mùa đông Năm Tân Hợi (1731) được bổ vào làm Cai bạ doanh Quảng Nam, Tuy lấy việc gây tiếng vang để giảm bớt nỗi lo trong lòng về việc loại tiền đồng không cung cấp đủ dùng để có thể cai trị.... bắt dân chăn nuôi ở Hà Nội cho nên không nhượng nhiều. Năm Quý Sửu (1733) khâm sai xét tuyển ở phủ Biền Tang. Niên hiệu Long Đức mùa đông năm Ất Mão (1735) được triều về sung chức Vệ úy, lúc đó ông hơn 42 tuổi. Niên hiệu Cảnh Hưng năm Quý Hợi (1743) lại khâm sai.... Năm Giáp Tý (1744) được thăng cho làm việc ở Lễ bộ kiêm Lại bộ, ông từ đó làm chẳng gặp thời bèn giải hết tên nơi trăm năm về sau dễ khắc phục lại màu sắc của người nhập vào lá, trong chế độ mới làm tai mắt, có công giúp đỡ nhà vua không ít đến việc thâu thập người tài, ví như tìm ông Lã, như đi tìm thuốc nơi cây cối trong cái lồng vậy. Triều đình giữ người tùy theo cách giữ, Kinh Dịch viết rằng: Có độ lượng bao dung thì có tiện lợi để dùng. Lội qua sông tay không thì tin cái có của nó..... Ông sinh giờ Sửu ngày 24 tháng 4. Năm Ất Hợi (1755) giờ Thìn ngày mồng 5 tháng 6 thì mất. Sống trên đời được 62 năm. Than ôi! Cây liễu không biết bói toán nên mùa hạ lần lượt chịu cái phận phải rơi xuống đất. Cây đào được tốt nhờ cái lòng nhân ái nên cành lá sum sê vậy. Nước cất giấu châu ngọc ư! Chúng ta sao được mà biết ư! Trong khoảng ngày cáo phó nhà vua bùi ngùi thương xót mới ban sắc tặng Tán trị công thần thị tiến trụ quốc kim cơ vinh lộc đại phu chính trị thượng khanh Thiêm nghị, lại ban tên thụy là Thận Cần, ban cho tiền bạc theo lệ thường để làm sáng lòng sủng ái của trời. Than ôi! lấy ông làm lá cờ đỏ nơi chốn rừng nho trong trận cờ văn là cớ làm sao vậy? Công danh, vợ con, lễ nghi khoa cử, ngoan hiền tốt lành là cớ làm sao? Đại phu ư! Người thường ư! Cái nào sai khiến ư! Ý của cây đòn dông bị gãy mất, người triết nhân ốm chết mất, sự dè sẻn của trời, cái tuổi thọ của ông, đoạt lấy cái tài năng của ông thì đương thời trong rừng nho chẳng ai bằng ông. Than thở mà rơi lệ. Ô hô! Cái học của ông   ..... tiếng thơm đã thấm đầy cho nhiều người vậy. Chính do thế mà có sắc mệnh bố cáo, bài văn bia, những lời ai điếu đều phát xuất từ lòng kính trọng. Tự ông, nền văn chương đã sản sinh ra nhiều học giả noi theo khuôn phép của ông, ngưỡng mộ ông...


Văn bia Ngài Lễ Bộ kiêm Lại Bộ
Nguyễn Đăng Thịnh (1694 - 1755)

Việt cố Lễ Bộ kiêm Lại Bộ Hương danh hầu Nguyễn Công tự Đăng Thịnh, Hương Trà - An Hòa nhân dã. Văn tiền cống văn chức kiêm Giám Trạng Thuận Đức bà Nguyễn Trung Cần, công mẫu Nguyễn Thị Hữu phụ đức công ấu thông đạt vô luận cần tử học, Thập hữu tứ tuế trúng tuyển, nhị thập tuế hựu trúng tuyển bổ Lễ sanh nhi bất thọ thị, nhị nhập hữu bát tuế thí trung cống sĩ bổ Hương Trà huyện tri huyện, tam thập hữu nhị tuế bái hàn lâm viện tần dĩ bổn quan kiêm thị giảng, tam thập hữu ngũ tuế cai trưng Minh Linh huyện, tam thập hữu thất tuế thăng Đô tri, tam thập hữu bát tuế ký lục Quảng Nam, tứ thập hữu nhị tuế thăng nha vệ úy. Ngũ thập tuế bái Lễ Bộ kiêm Lại Bộ. Lục thập hữu nhị tuế thọ chung sắc tặng Táng trị công thần đặc tấn trụ quốc kim tử vinh lộc đại phu chánh trị thượng khanh tham nghị Thụy Thận Cần phủ quân công chi đản.
Sinh vu Chánh Hòa Giáp Tuất tứ nguyệt nhị thập sửu thời.
Tốt vu Cảnh Hưng Ất Hợi lục nguyệt sơ ngũ nhật thìn thời tử vu. Thị niên thập nguyệt nhị thập tam nhựt hợi thời táng vu bổn xã sửu phân kim Đinh Mùi... Công chi phối Lê Thị Sâm tham nghị thời Cảnh Đức hầu chi nữ tiên tốt tử nhị thập bát nhân....
Công chi văn chương đức nghiệp thiên cổ nhứt nhơn tặng thụy Minh Chí vạn thế bất mẫn thành dữ nhật nguyệt nhi quang huy thiên địa nhi chung thỉ giả dã.




(1) Mười hai cái kim bài đòi Nhạc Phi về.
(2) Huy tông và Khâm tông nhà Tống.
(1) Thực lực tiền biên chép là đất Gia-định.
(2) Huyền điểu: chim đen, lấy điển bà Giản-dịch nuốt trứng chim huyền điểu rồi sinh ra ông Tiết là tổ nhà Thương, cho nên nhà Thương gọi là cơ nghiệp Huyền điểu.
(3) Hoàn khuê: ngọc hoàn khuê, Kinh Lễ nói rằng tước công lúc chầu thì cầm ngọc hoàn khuê. Đây dùng chữ hoàn khuê để chỉ tước vương.
(1) Quỉ phương, Hiểm-doãn, tên những chủng tộc xưa ở phía tây bắc Trung-quốc, nhà học giả Vương Quốc-duy cho là đồng tộc với Hung-nô.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét