8/11/2013

Tưởng niệm Tiên linh nhân ngày giỗ Tổ

Tổ ta gốc Trịnh – Châu Hoan
Xuất thân Tiến sĩ – Thượng quan Lê triều (Thưng Thư Bộ Binh)
Hận đời Mạc phản – Lê tiêu (1527)
Nặng lòng trung nghĩa tiền Triều xót xa
Cùng em tạm biệt quê nhà (Đức Thọ - Hà Tĩnh)

Những giá trị vàng

Cũng như Tiên Châu cổ tự, những đình, chùa, miếu... xưa kia chỉ là am, cốc còn vắng vẻ được xây dựng bằng tre nứa, tranh, gỗ và thường nằm ở vị trí gần ngã ba sông để dân làng dễ lui tới cúng kiến, tổ chức lễ hội và sinh hoạt văn hóa như đình Long Thanh, đình Khao, hay chùa Minh Hương Thất Thủ miếu.. cho đến Văn Thánh miếu, miếu Công Thần, lăng Ông... Tất cả đu mang đậm dấu ấn văn hóa của thời cha ông mở cõi.

Công Thần Miếu ở Vĩnh Long

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỈNH VĨNH LONG

Miếu Công Thần tọa lạc tại phường 5, thị xã Vĩnh Long. Di tích đã được các nhà nghiên cứu lâu nay dành nhiều quan tâm. Trong dân gian, Công Thần Miếu bao phủ nhiều huyền thoại...
Theo Đại Nam nhất thống chí, Miếu Hội Đồng ở Vĩnh Long xây dựng vào Minh Mạng thứ 17 (1837), tại thôn Thanh Mỹ Đông, huyện Vĩnh Bình. Dân gian thường gọi Miếu Hội Đng là Đình Khao vì các quan ở thành Vĩnh Long thời bấy giờ thường sử dụng nơi đây mở tiệc khao thưởng quân lính.

Sài Gòn 300 năm phát triển

SÀI GÒN 300 NĂM PHÁT TRIỂN

NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, thấy nơi đây đã có “dân dư tứ vạn hộ” và ruộng đất đã khai mở cả nghìn dặm. Hữu Cảnh bèn lập phủ Gia Định để coi hai huyện; huyện Phước Long trên đất Đồng Nai và huyện Tân Bình trên đất Sài Gòn. Lại đặt dinh Trấn Biên ở Phước Long và dinh Phiên Trấn ở Tân Bình.

Danh nhân Nguyễn Cư Trinh (1716-1767)

DANH NHÂN NGUYỄN CƯ TRINH (1716 - 1767)
(Trích ở "Phủ Biên Tạp Lục" của Lê Quý Đôn)
–––––––––––––––
Năm thứ 14, [1753] quí dậu, mùa đông, sai cai đội Thiện-chính hầu làm thống suất, ký lục Nghi-biểu hầu Nguyễn Cư Trinh làm tham mưu, đem quân đi đánh Cao-miên. Năm thứ 15, giáp tuất, mùa đông, chia quân làm hai đo, Cư Trinh đem kỳ binh(1) từ sông Bát-đông(2) tiến vào, đi đến đâu cũng như gió lướt. Bốn phủ xôi-lạp, Tầm-bông(3), Cầu-nam(4), Nam-vang đều hàng. Lại do phía bắc Tần-lê mà ra sông cái [sông Mê-công], cùng họp với quân Thiện-chính hầu, đóng quân ở xứ Lô-yêm. Sai biệt tướng là Chấn-long hầu đến phủ Tầm-trầm-xiêm(5), chiêu dụ người Côn-man ở Thuận-thành làm quân tiếp ứng. Vua Cao-miên là Ông Nguyên trốn vào phủ Trầm-trầm-tho(6).

Tổng hợp một số bài viết về danh nhân Nguyễn Cư Trinh trên mạng


  1. Tiểu sử Nguyễn Cư Trinh (Wikipedia)
  2. Nguyễn Cư Trinh trong việc củng cố và phát triển miền nam Việt Nam (Hồ Bạch Thảo)
  3. Nguyễn Cư Trinh và miền Ấn Trà (Đào Đức Nhuận)
  4. Nguyễn Cư Trinh, người đi mở cõi (Hoài Phong - tổng hợp)
  5. NÚI ẤN SÔNG TRÀ bắt gặp hồn Nguyễn Cư Trinh (bìa và ảnh: Sơn Nghĩa)
  6. Tư tưởng an dân của Nguyễn Cư Trinh (TS Trần Thuận)
  7. Sãi Vãi (Wikipedia)
  8. Trung thần Lương tướng Nguyễn Cư Trinh (TS Nguyễn Thành Phương - ĐH An Giang)
  9. Hội thảo khoa học khẳng định công lao của Danh nhân Nguyễn Cư Trinh (Báo Mới)
  10. Vài nhận định về công lao của Nguyễn Cư Trinh đối với vùng đất Nam Bộ và An Giang giữa thế kỷ XVIII (Thái Trí Hải, Bài tham luận Hội thảo về danh thần Nguyễn Cư Trinh, ngày 31/03/2011).
  11. Nguyễn Cư Trinh (1716-1767), nhà văn, nhà tư tưởng tiêu biểu ở Đàng trong (TS. Nguyễn Văn Đăng)
  12. Dòng họ Nguyễn Cư Trinh- một thế gia vọng tộc ở Huế (TS. Nguyễn Văn Đăng & các tác giả khác).

7/02/2013

Truyện các bề tôi trích trong Đại Nam liệt truyện thời Nguyễn



1. NGUYỄN ĐĂNG ĐỆ

Tiên tổ người huyện Thiên Lộc, thuộc Nghệ An, nguyên là họ Trịnh. Ông tổ xa đời là Trịnh Cam, làm quan nhà Lê, đến Binh bộ thượng thư. Đến lúc nhà Mạc cướp ngôi vua nhà Lê, Cam bèn tránh vào ở Thuận Hóa, muốn chiêu tập những người trung nghĩa, để mưu đồ khôi phục nhà Lê, nhưng chưa làm được việc đã chết. Về sau, con cháu bèn nhập tịch ở xã An Hòa (thuộc huyện Hương Trà) chiếm khoa mục rất nhiều. Ngạn ngữ có câu: “Học Đồng Di (xã Đồng Di thuộc huyện Phú Vang) thi An Hòa”. Đăng Đệ, cháu bảy đời Trịnh Cam là người ôn nhã, trung chính, văn học sâu rộng. 

Danh nhân Nguyễn Đăng Thịnh, Phường An Hòa, TP Huế

Nguyễn Đăng Thịnh
(Trích Phủ Biên tập lục của Lê Quí Đôn toàn tập)

Nguyễn Đăng Thịnh, người An Hòa, huyện Hương Trà, là anh họ Nguyễn Cư Trinh, học rộng văn hay, đỗ khoa hương, dạy Hiểu quốc công học, trải làm các chức tri huyện, cai bạ, nha úy, phong Hương - danh hầu. Khi Hiểu quốc công xưng vương hiệu, đổi làm Lễ bộ, chết năm 62 tuổi, có thơ vịnh sử, nghiêm nghị ảm đạm, nay chép vài bài:

5/30/2013

An Hoà mảnh đất quê hương


Làng là nơi lưu giữ những kỷ niệm làm cho tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản, tìm lại chân lý sống phù hợp với đạo lý làm người. "Ăn quả nhó kẻ trồng cây". Làng là một triết lý sống. Tình làng nghĩa xóm hãy thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau, tối lửa tắt đèn có nhau, khi hoạn nạn có nhau. Một nét văn hoá Làng!

3/14/2013

Vinh danh dòng họ Nguyễn Đăng


I. NGUỒN CỘI

An Hòa mảnh đất quê hương
Năm trăm năm trước vinh gương một người
Về đây gây dựng nghiệp đời
Phù Lê diệt Mạc rạng ngời phẩm danh
Mấy đời thế phiệt trâm anh
Tận trung đạo nghĩa xương tàn chẳng thôi
Khi nhà họ Mạc chiếm ngôi (1)
Quyết không theo gót lưu đời tiếng chê
Từ quan trả ấn về quê
Trung thần ái quốc một đời sắt son
Một lòng tạc nguyện nước non
Làm tôi khí phách tâm can sáng ngời
Bền gan vững chí một thời
Dẫu cho thánh chỉ vua vời lắm khi
Chọn vùng Thuận Hóa thực thi
Cùng em Trịnh Quýt phất cờ chiêu quân
Hạo nhiên đáng mặt trung thần
Không may sự nghiệp giữa chừng sang ngang
Thượng thư Binh Bộ Trịnh Cam (2)
Lừng danh một thủa tên vàng sử ghi

    Vương triều phủ bóng chia ly
    Hoàng hôn tức tưởi thầm thì giọt sao...