8/11/2013

Những giá trị vàng

Cũng như Tiên Châu cổ tự, những đình, chùa, miếu... xưa kia chỉ là am, cốc còn vắng vẻ được xây dựng bằng tre nứa, tranh, gỗ và thường nằm ở vị trí gần ngã ba sông để dân làng dễ lui tới cúng kiến, tổ chức lễ hội và sinh hoạt văn hóa như đình Long Thanh, đình Khao, hay chùa Minh Hương Thất Thủ miếu.. cho đến Văn Thánh miếu, miếu Công Thần, lăng Ông... Tất cả đu mang đậm dấu ấn văn hóa của thời cha ông mở cõi.

Miếu Công Thần, một cổ miếu nằm cạnh dòng Cổ Chiên mặc dù thời gian đã phủ lớp bụi mờ, nhưng vẫn còn lưu gi 85 đạo sắc phong nhà Nguyễn thời Thiệu Trị và Tự Đc. Trong 85 đạo sắc ấy, có 34 phong cho thần hiệu. Có thần hiệu phong cho một vị thần, nhưng cũng có thần hiệu phong cho 2 hoặc 3 vị thần. Đây là hệ thống thần linh đa phương, gồm có những biểu tưng văn hóa những biểu tượng khí thiên sông núi. Nếu là nhân thần thì cũng là những danh nhân sinh tiền có công với dân tộc, có công với đa phương. Những danh nhân có công lớn với phương Nam như Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh, chính thống Nguyễn Cửu Vân... Những danh nhân có công lớn với vùng đt Vĩnh Long như Điều khiển Nguyễn Cư Trinh, Hữu thủ Tống Phước Hiệp... Hằng năm, tại miếu Công Thần có lễ Xuân tế là lễ quan trọng nhất. Lễ này kéo dài 4 ngày, từ ngày 14 – 17/2 âm lịch. Lễ Xuân tế là dịp lễ bái các vị thần linh để cầu “Quốc thái dân an”, lễ bái các vị tiền nhân với ý nguyện “Uống nước nhớ nguồn”.

Thanh vắng nhưng không âm u, trang nghiêm nhưng không đa l, đó là ngôi miếu Văn (Văn Thánh Miếu) nằm trong lòng thị xã. Những bia đá rêu phong trên li đi chính vào miếu, những bậc thềm chánh điện, mái ngói đôi đã bị thời gian bào mòn. Hai cái hồ trồng sen có tên là Hồ Nhật Tinh và Nguyệt Ánh cũng đã cạn nước vì sự lãng quên có đén trăm năm của con người. Hai hàng sao thẳng tắp, cao vút như hai hàng lính hầu trầm mặc, hoài niệm về một thời phát triển rực rỡ của văn hóa Long Hồ dinh, hoài niệm về một quá khứ bi thương của những nhà nho, của những bậc chí sĩ yêu nưc. Văn Xương các có thời lạnh lẽo, cô quạnh, nơi xứ sở mệnh danh là “vùng đất học”. Ngày nay, nếu so sánh với các lễ hội với các đình, miếu khác thì lễ hội tại Văn Thánh miếu không thu hút khách hành hương đông đảo bằng, nhưng tất cả những ai đến với di tích lịch sử văn hóa này đều thể hiện tấm lòng nhiệt thành với văn hóa và sự biết ơn với các bậc tiền nhân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét