8/11/2013

Công Thần Miếu ở Vĩnh Long

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỈNH VĨNH LONG

Miếu Công Thần tọa lạc tại phường 5, thị xã Vĩnh Long. Di tích đã được các nhà nghiên cứu lâu nay dành nhiều quan tâm. Trong dân gian, Công Thần Miếu bao phủ nhiều huyền thoại...
Theo Đại Nam nhất thống chí, Miếu Hội Đồng ở Vĩnh Long xây dựng vào Minh Mạng thứ 17 (1837), tại thôn Thanh Mỹ Đông, huyện Vĩnh Bình. Dân gian thường gọi Miếu Hội Đng là Đình Khao vì các quan ở thành Vĩnh Long thời bấy giờ thường sử dụng nơi đây mở tiệc khao thưởng quân lính.


Năm 1867, sau khi chiếm được ba tỉnh miền tây Nam kỳ, thực dân Pháp triệt hạ tất cả các thành trì, dinh thự, công trình văn hóa của nhà Nguyễn. Trong cơn tàn phá đó thực dân Pháp dỡ Miếu Hội ĐngVĩnh Long đem về cất Tòa Bố.
Rất may, 85 đạo sắc và phần lớn đồ tự khí của Miếu Hội Đng được nhân dân bảo vệ, giữ gìn. Nhân dân đem 85 đạo sắc về thờ tạm đình làng Thiềng Đức.
Đến năm 1915, do nh hưởng của phong trào chấn hưng văn hóa, bà Trương Thị Loan (tức bà Phú Y, con gái ông Bá hộ Trương Ngọc Lang), bà Lê Thị Danh (vợ Đốc Phủ Tươi) cùng thân hào nhân sĩ Vĩnh Long vận động xin tái lập Miếu Hội Đồng.
Ngày 27/4/1918 Thống Đốc Nam kỳ ký quyết định cho phép tái lập Miếu Hội Đồng Vĩnh Long.
Giới thân hào nhân sĩ và nhân dân Vĩnh Long đóng góp nhiều công sức, tiền của để xây dựng lại ngôi miếu. Riêng ông Nguyễn Văn Kỷ hiến một mẫu đất, Bà Trương Th Loan đóng góp 4.000 đng Đông Dương (thi giá 0.20 đ/1 giạ lúa).
Sau khi việc tái thiết miếu hoàn tất, để tránh sự nhòm ngó của chính quyền thực dân, nhân dân quyết đnh đổi tên Miếu Hội Đồng Vĩnh Long thành Công Thần Miếu. Bắt đầu từ đây trong dân gian xuất hiện huyền thoại về ngôi Miếu Công Thần tạo lập thời Gia Long thứ 16 (1817) và là nơi thờ 85 vị Công Thần đời Gia Long.
Hiện trong miếu còn câu đối:
Phù Lê Nguyễn bát thập ngũ huân danh, khí tráng Tượng Châu thiên dĩ Bắc.
Bình Chiêm Lạp thiên bá dư chiến trận, danh phiêu Lân các hải nhi Nam.
Dịch nghĩa:
Tám mươi lăm năm Nguyên huân phò Lê – Nguyễn, khí mạnh Cồn Voi (Nam Kỳ), cũng như trời phía Bắc.
Hơn ngàn trăm trận chiến, tên nêu Gác lân, mặc dù chỉ ở vùng biển phương Nam.
Câu đi ra đi năm 1918 càng tô điểm thêm cho huyền thoại về 85 vị Công Thần triều Nguyễn.
Sự thật, Miếu Công Thần Vĩnh Long thờ hệ thống thần linh gồm 34 vị Nhiên Thần và Nhân Thần. Hệ thống thần linh bao gồm những vị thần do ngưi đi khai hoang, mở cõi đem từ cố hương miền Bắc, miền Trung và những vị thần xuất hiện từ huyền thoại của người Việt cổ: những vị thần ở duyên hải miền Bắc, miền Trung, có những vị Thần tiếp thu từ văn hóa Champa là những biểu tượng của núi sông, sơn hà xã tắc - gọi chung là Nhiên Thần. Những vị Thần lúc sinh tiền có công khai phá miền Trung, miền Nam hay gắn liền với quá trình chinh phục vùng Long Hồ dinh – gọi chung là Nhân Thần.
Hệ thống Thần linh này được nhân dân thờ tự và triều đình nhà Nguyễn sắc phong hợp thức hóa.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần linh chia ra làm hai dạng: Nhân Thần và Nhiên Thần. Nhân Thần là những vị lúc sinh tiền có công với một số người, một đa phương hoặc một triều đại. Nhiên Thần mang tính biểu tượng nên không có tiểu sử. Nếu vị Nhiên Thần nào có sự tích cũng chỉ là huyền tích. Hẳn nhiên vị Thần nào danh thế lớn, nhiều người, nhiều nơi tôn thờ thì huyền tích hoàn chỉnh hơn. Dưới thời nhà Nguyễn, thần linh phân ra làm ba bậc rõ ràng: Thưng đẳng Thần, nếu là Nhân Thần nhất thiết phải là chính Thần; Thần Trung đẳng và Hạ đẳng thanh thế thu hẹp dần. Nhân Thần có tên không họ hoặc có họ không tên; Nhiên Thần có khi chỉ là Thần ở đa phương, mang tính dân gian.
Theo nội dung các sắc phong của Công Thần Miếu thì 85 đạo sắc là của 34 vị Thần. 34 vị Thần được phong tặng hay gia tặng theo chiếu lễ Đàm ân nhân Ngũ tun đại khánh tiết của vua Minh Mạng năm th 21 (1840). Nhưng đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), vua Thiệu Trị thay lời cha ban cấp sắc phong cho Miếu Hội Đng VĨnh Long và sau đó lại tiếp tục gia phong. Nhưng chưa rõ vì nguyên cớ gì toàn bộ sắc phong đt năm 1843 đều bị tiêu hủy. Ngày 10/12/1848, theo đề nghị của tỉnh Vĩnh Long, vua Thiệu Trị cấp cho Miếu Hội Đông Vĩnh Long 34 đạo sắc và gia phong 34 đạo sắc.
Đến năm 1850, vua T Đức gia tặng cho Miếu Hội Đồng Vĩnh Long 17 đạo sắc.
Miếu Công Thần hiện bảo tồn, thờ phụng nguyên vẹn, chu đáo 85 đạo sắc cho thấy công Thần Miếu là nơi duy nhất hội tụ gần như đy đủ hệ thống thần linh Nam Bộ được triều đình phong kiến chính thức sắc phong.
Trong số Nhân Thần thờ tai Công Thần Miếu vị Thần có nguồn gốc xa xưa nhất là Phi vận tưng quân, Tùng Giang Văn Trung, Trung đẳng thần Nguyễn Phục. Ông được tôn thờ là vị thần hiến linh luôn phù trợ ngưi đi biển. Tiếp đến là hai vị thần lúc sinh tiền có công khai phá vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, Phú Yên là Đô Đốc Bùi Tá Hán và Trấn Nam doanh Tham tưng Lương Văn Chánh. Hai v được sắc phong Thưng đẳng Thần. Cùng với nhiều vị lúc sinh tiền có công lao khai phá sự nghiệp khai phá miền Nam như:
- Thống suất Nguyễn Phủ Quân, Thưng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh.
- Chính Thống Nguyễn Phủ Quân, Thưng đẳng thần Nguyễn Cửu Vân.
- Phụ Đô Đc tướng quân, Thưng đẳng thần Trần Thượng Xuyên.
- Khai quốc công thần, Vinh Lộc đại phu, Hiệp Biện đại học sĩ, Lãnh lại Bộ Thưng thư, Thy Văn cách, Tân Minh hầu, Nguyễn phủ quân, Trung đẳng thần Nguyễn Cư Trinh.
- Hữu Phủ Tống Phủ quận, Trung đẳng thần Tống Phước Hiệp.
- Đô Đc Đồng Tri, Trấn Phủ quân, Trung Đẳng thần Trần Đi Định.
- Thống suất chưng cơ Du chánh phủ quân chi thần, Trương Phước Du...
Trong số các vị Nhiên Thần, lẫy lừng hơn cả là vị nữ thần có nguồn gốc từ miền Trung: Thiên Y Ana Diễn Ngọc Phi, Thưng đẳng thần – Bà mẹ của xứ sở của người Champa. Cùng nhiều vị thần khác như:
- Cao Các Thưng đẳng thần: Thần Sơn Tinh.
- Bổn cảnh Sơn thn, Thưng đẳng thần: Thần gò đng, đi núi đa phương.
- Nhất Lang Long Vương, Nh Lang Long Vương, Tam Lang Long Vương, Trung đẳng thần: các vị Thủy thần gốc Thuồng Luồng.
- Hà Bá Trung đẳng thần: Thủy thần sông rạch.
- Tam vị Thiền Nương chi thần: Vợ của ba Thủy thần Thuồng Luồng.
- Đông nam sát hải Nhị đi tướng quân chi thần: hai vị thần Rái cá giữ cửa biển đông nam.
- Bạch mã chi thần: Thần Ngựa trắng...
Trong dân gian xưa nay xem Công Thần Miếu là nơi linh thiêng huyền bí với nhiều huyền thoại lưu truyền. Phần lớn các truyền thuyết tựu trung nhằm tôn vinh công lao và sự hiển linh của các vị thần. Các vị thần luôn đứng về phía người hiền đức, nhân hậu, thẳng tay trừng trị kẻ làm điều ác.
Hàng năm ở di tích Công Thần Miếu diễn ra nhiều lễ hội.
- Lễ Xuân tế cầu an: diễn ra vào rằm tháng 2 (âm lịch).
- Lễ Hạ điền: rằm tháng 5.
- Lễ Thu tế: rằm tháng 8.
- Lễ Thưng điền: rằm tháng 10.
Trong các dịp lễ hội tai Công Thần Miếu, lễ Xuân tế hàng năm luôn là lễ trọng đại nhất. Lễ hội kéo dài 4 ngày đêm, hàng ngàn khách hành hương trong ngoài tỉnh về đây chiêm bái. Nhiều nghi thức truyền thống vẫn được duy trì, nhiều sinh hoạt dân gian thu hút nhiều khách đến tham quan, giao lưu, giải trí.
Trãi qua bao biến thiên của lịch sử, di tích Công Thần Miếu lưu gi được nhiều di vật quý giá, duy trì những sinh hoạt văn hóa truyền thống nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, là biểu hiện của tinh thần uống nước nhớ nguồn của nhân dân nối tiếp qua nhiều thế hệ.
Công Thần Miếu là nơi cha đựng nhiều giá trị về Lịch sử - Văn hóa và mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Vĩnh Long.
Ngày 31 tháng 8 năm 1998 B Văn Hóa Thông Tin quyết định Công Thần Miếu là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.


                                                                   Bảo tàng Vĩnh Long 2001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét